Thị trường

Giá dầu tăng mạnh sau khi Qatar thông báo sẽ rút khỏi OPEC

Giá dầu leo dốc trong ngày 3/12 sau khi Qatar tuyên bố sẽ rút khỏi Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) từ đầu năm 2019.

Tháo gỡ khó khăn đầu tư tín dụng trong nông nghiệp / Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam

Ngày 3/12, tân Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi tuyên bố quốc gia vùng Vịnh này sẽ rút khỏi OPEC vào tháng tới. Theo ông Kaabi, OPEC đã được thông báo về quyết định này trong ngày 3/12, trước khi thông tin này được công bố.
Quyết định rút khỏi OPEC của Qatar được đưa ra trong bối cảnh giá dầu mỏ trên thị trường thế giới trong những ngày qua đã giảm xuống dưới 50 USD/thùng, mức thấp nhất trong gần 14 tháng qua.
Giá dầu tăng mạnh trong phiên ngày 3/12.
Trong phiên giao dịch ngày 3/12, giá “vàng đen” cũng nhận được sự hỗ trợ tăng mạnh nhờ tâm lý lạc quan của giới đầu tư sau khi Mỹ và Trung Quốc nhất trí sẽ tiến hành các đàm phán nhằm đạt được một thỏa thuận thương mại trong vòng 90 ngày.
Bên cạnh đó, giá dầu thế giới leo dốc hơn 5% trong phiên khi các nhà đầu tư kỳ vọng các nước thành viên OPEC và các đồng minh sẽ nhất trí cắt giảm nguồn cung tại cuộc họp chính sách trong tuần này.
Cụ thể, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ nhích 2,92 USD lên mức 53,85 USD/thùng, tăng 5,7%. Giá dầu cũng tăng 3,14 USD, tương đương 5,3%, lên mức 62,60 USD/thùng.
Giá dầu lao dốc mạnh trong thời gian qua do chịu tác động từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khi các bên trả đũa lẫn nhau, gia tăng lo ngại về những tác động trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 1/12 tuyên bố đạt thỏa thuận trong đó Mỹ sẽ ngừng tăng thế với hàng hóa Trung Quốc từ tháng 1/2019, đổi lại Trung Quốc cam kết nhập thêm hàng hóa từ Mỹ và tham gia đàm phán để tháo gỡ căng thẳng thương mại song phương.

Ngày 3/12, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định Trung Quốc đã nhất trí "giảm bớt và dỡ bỏ" thuế quan đối với mặt hàng ô tô nhập khẩu từ Mỹ.
Chuyên gia Stephen Innes, trưởng bộ phận tư vấn thương mại châu Á- Thái Bình Dương của OANDA nhận định đây sẽ là tuần lễ quan trọng không chỉ với thị trường dầu mỏ nói riêng mà với cả thị trường huy động vốn nói chung.
Ngoài ra, giá dầu ngọt nhẹ WTI cũng được hưởng lợi nhờ thông báo tỉnh Alberta của Canada sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng 8,7%, tương đương 325.000 thùng/ngày, để giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường ống. Phần lớn lượng dầu của Alberta được xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Hiện nay, các nhà giao dịch đang hướng sự chú ý vào cuộc họp của OPEC sẽ diễn ra vào ngày 6/12 tới. Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC sẽ thảo luận về việc cắt giảm sản lượng, để kiềm chế tình trạng dư cung. Theo các nhà phân tích, mức cắt giảm sản lượng có thể từ 1-1,4 triệu thùng/ngày.
Giá dầu ngọt nhẹ WTI cũng được hưởng lợi nhờ thông báo tỉnh Alberta của Canada sẽ thúc đẩy các nhà sản xuất cắt giảm sản lượng 8,7%.
Hussein Sayed, giám đốc chiến lược thị trường tại FXTM, cho biết: “Thị trường đang chờ đợi một thỏa thuận cắt giảm sản lượng đáng kể sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết tiếp tục hợp tác với Ả Rập Saudi về nguồn cung dầu”.
Trước đó, hôm 1/12, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông và Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman đã nhất trí gia hạn thỏa thuận hạn chế sản lượng khai thác dầu mỏ trong bối cảnh giá dầu thế giới đang giảm mạnh.
Số liệu của Bộ Năng lượng Nga công bố ngày 2/12 cho biết, sản lượng dầu mỏ của Nga đứng ở mức 11,37 triệu thùng/ngày trong tháng 11, giảm so với mức kỷ lục 11,41 triệu thùng của Moscow trong tháng 10.
Thỏa thuận ràng buộc các quốc gia thành viên OPEC và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga, giảm sản lượng khai thác dầu mỏ sẽ hết hạn vào cuối năm nay.
Theo kinhtedothi.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm