Thị trường

Khuyến công Hà Nội hỗ trợ gần 1.000 DN dùng công cụ CNTT quảng bá sản phẩm

DNVN - Hoạt động khuyến công Hà Nội từ năm 2014 - 2018 đã hỗ trợ gần 1.000 DN, cơ sở công nghiệp nông thôn sử dụng các công cụ CNTT trên nền tảng mạng internet để quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết nối kinh doanh, ký kết hợp đồng, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với các nhà nhập khẩu nước ngoài.

Hà Nội đặt mục tiêu có 1.000 máy bán hàng tự động vào năm 2020 / Người tiêu dùng nói gì khi Lazada không cho khách kiểm hàng khi nhận?

Theo Sở Công Thương Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018, công tác khuyến công Hà Nội đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp (DN), cơ sở CNNT đẩy mạnh phát triển sản xuất, trong đó có việc đón đầu và ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 vào sản xuất kinh doanh đã đạt được một số kết quả đáng chú ý.
Khuyến công Hà Nội đã hỗ trợ gần 1.000 DN, cơ sở CNNT sử dụng các công cụ CNTT trên nền tảng mạng internet để quảng bá giới thiệu sản phẩm, kết nối kinh doanh, ký kết hợp đồng, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm với các nhà nhập khẩu nước ngoài.
Hỗ trợ trên gần 100 DN, cơ sở sản xuất CNNT, trong đó tập trung vào những DN XK hàng thủ công mỹ nghệ ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 trong thiết kế sáng tạo mẫu mã sản phẩm mới nhằm đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Việc tổ chức 1 hội thảo quốc tế, 5 lớp tập huấn cho khoảng 700 lượt DN, cơ sở CNNT về cuộc CMCN 4.0 và các tác động của nó đối với DN, cơ sở CNNT cũng đã được tiến hành nhằm trang bị, cung cấp thông tin cần thiết, bổ ích cũng như lợi ích và bất lợi của nó mang lại nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tại Hội nghị sơ kết Chương trình khuyến công quốc gia (KCQG) giai đoạn 2014-2018, do Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 24/4, tại Hà Nội, ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội - cho hay: Trong giai đoạn 2014 - 2018, hoạt động khuyến công đã được lồng ghép với các chương trình khác nhằm huy động thêm nguồn lực thực hiện. Ngoài kinh phí của thành phố, chương trình đã thu hút thêm trên 100 tỷ đồng vốn từ các cơ sở CNNT cho triển khai thực hiện các đề án.
Năm 2018, giá trị sản xuất CNNT của thành phố đã đạt 98.000 tỷ đồng, tạo ra 1.500 mẫu sản phẩm mới, tạo việc làm cho 430.000 lao động với thu nhập ổn định 50 triệu/người/năm.
“Kết quả trên đã chứng minh tính đúng đắn, thiết thực của khuyến công và vai trò nổi bật của Bộ Công Thương trong tham mưu với Đảng, Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp cũng như công tác chỉ đạo các địa phương trên cả nước triển khai thực hiện”, ông Nguyễn Doãn Toản nhấn mạnh.
Tuy nhiên, hoạt động triển khai công tác khuyến công tại Hà Nội còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc đón đầu và ứng dụng thành quả của cuộc CMCN 4.0 vào sản xuất KD của các DN, cơ sở CNNT.
Cụ thể, quy mô và sức cạnh tranh của DN, cơ sở công nghiệp nông thôn còn thấp, nguồn lực vốn, nhất là vốn còn hạn chế. Vị vậy, khả năng tiếp thu,ứng dụng CMCN 4.0 không cao.
Nguồn nhân lực có chất lượng, nhất là nhân lực có chất lượng cao trong các DN, cơ sở sản xuất CNNT không nhiều, chủ yếu là lao động phổ thông, trình độ thấp.Vị vậy, khả năng tiếp thu, ứng dụng CMCN 4.0 vào sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Các ngành, nghề, nhất là ngành nghề thủ công mỹ nghệ với đặc trưng là nhiều công đoạn sản xuất mang tính bí truyền, phụ thuộc nhiều vào bàn tay của người thơ, tạo nên nét truyền thống, sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng, nhất là khách nước ngoài. Khi áp dụng thành quả cuộc CMCN 4.0 sẽ làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn giữa phát triển hiện đại với duy trì truyền thống trong sản xuất sản phẩm.
Qua đó, Sở Công Thương Hà Nội đề xuất Chính phủ cần có các cơ chế, chính sách cụ thể là các cơ chế chính sách trong hoạt động khuyến công nhằm hỗ trợ, khuyến khích các DN, cơ sở CNNT đẩy mạnh ứng dụng thành quả cuộc CMCN 4.0 vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời có các biện pháp nhằm thu hút DN lớn, nhất là DN nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho các DN, cơ sở sản xuất nông nghiệp nông thôn tận dụng nguồn lực nhất là vốn, kinh nghiệm trong quá trình ứng dụng CMCN 4.0 vào sản xuất kinh doanh.
Đối với các bộ, ngành TW cần tham mưu với CP ban hành các cơ chế, chính sách trong hoạt động khuyến công nhằm khuyến khích, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các DN, cơ sở CNNT ứng dụng thành quả cuộc CMCN 4.0 phù hợp với sản xuất kinh doanh. Định hướng cho các ngành sản xuất trong lĩnh vực CNNT lựa chọn những thành quả của CMCN 4.0 phù hợp với sản xuất kinh doanh của CNNT để đưa vào ứng dụng nhằm mang lại hiệu quả cao...
Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm