Thị trường

Lối đi nào cho ngành đường trước “sóng” ATIGA?

Chi phí nguyên liệu cao, giá điện bã mía thấp… là những yếu tố khiến ngành mía đường phải tìm cách đi mới trước sức ép từ ATIGA.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Yêu cầu giảm hạn mức rút tiền qua ATM vào đêm khuya, người Thái mê phở Việt / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Giá điều xuất khẩu tăng mạnh, TP.HCM cải cách điều kiện đầu tư, kinh doanh

Lấy điện bù đường

Mỗi năm Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) thu về hàng chục tỉ đồng từ bán điện sinh khối từ bã mía lên lưới quốc gia. Riêng vụ mía năm 2018, doanh thu bán điện của Lasuco đạt 43 tỉ đồng. Tuy nhiên, số tiền này dùng để bù vào chi phí sản xuất để đường Lam Sơn có thể cạnh tranh được.

loi di cho nganh duong truoc song atiga hinh 1
Mức giá 5,8 cent/kWh khiến đầu tư điện bã mía kém hấp dẫn. (Ảnh: Hồng Quang)

Lasuco hiện có công suất phát điện33,5MW. Hàng năm vào vụ ép mía (khoảng 150 ngày),Lasuco bán khoảng 150 triệu kWh lên lưới.Với giá bán điện 5,8 cent/kWh (1.350 đồng), Lasuco lỗ bình quân 500-600 đồng/kWh do chi phísản xuất điện lên đến 1.900đồng/kWh.

Ông Lê Văn Phương, Tổng giám đốc Lasucocho rằng: “Sản xuất đường phải kết hợp với phát điện thì mớihiệu quả.Nhưng với giá 5,8cent/kWh thì không ai dám đầu tư vào điện từ bã mía,mà tối thiểu phải là 7,4 cent/kWh. Tại Thái Lan, mức giá này là 10,8cent/kWh.”

loi di cho nganh duong truoc song atiga hinh 2
Ông Lê Văn Phương, Tổng giám đốc Lasuco: Mức giá điện 5,8cent/kWh thì không ai dám đầu tư vào điện từ bã mía. (Ảnh: Hồng Quang).

Đại diện Lasuco khẳng định, nếu giáđiện bã mía hấp dẫn như điện gió hay điện mặt trời(9,35 cent/kWh),Lasuco sẽ nhân đôi thời gian sản xuất điện từ 150 ngày lên 300 ngày/năm.

Không thể phủ nhận vai trò của điện bã míađối với hoạt động sản xuất và kinh doanh mía đường cũng như việc phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam, tuy nhiênkhôngnhiều nhàđầu tư mặn mà với mức giá 5,8 cent/kWh của điện bã mía.

 

Theo ông Vũ Ngọc Đức, PGĐ Trung tâm Năng lượng tái tạo của Viện Năng lượng (Bộ Công Thương), cả nướcchỉcó 9/40 nhà máy đường đầu tư vào sản xuất điện bã mía, với tổng công suất lắp đặt là 400MW.Tuy nhiên, chỉ100MW được bán cho lưới điện.

Cửa thoát hiểm?

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) được các nước thành viên ký kết vào tháng 2/2009.Đường thuộc mặt hàng nông nghiệp nhạy cảm và đang được áp mức thuế quan 5%. Tuy nhiên, theo lộ trình cắt giảm thuế theo ATIGA, ngành mía đường sẽ gặp khó khi thuế nhập khẩu đườngvề 0%.

Thực tế, chưa cần đợi đến khi thuế nhập khẩu về 0%, ngành mía đường đang phải đối mặt với một loại sức ép cạnh tranh. Chẳng hạn, đường Thái Lanhiện chiếmđến 80% lượng đường nhập khẩu vào Việt Nam. Giá đường Thái Lan luôn thấphơn giá đườngnội địanhờ chiphí sản xuất mía đường của Thái Lan rẻhơn và được trợ giá từ Chính phủ nước này.

Đại diện Công ty TNHH Lam Sơn - Sao Vàng - đơn vị chuyên cung cấp mía nguyên liệu cho biết, vụ mía vừa rồi cácnhà máy đường trong nước thu mua ở mức bình quân 900.000đồng/tấn mía (10CCS).Mức giá này cao hơngiá mía của các nướctrong khu vực.

 

"Nếu muốn cạnhtranh về giá thành, các nhà máy trong nước buộc hạ giá mua mía xuống còn 600.000 -700.000đồng/tấn."

Ngoài cứu cánh là điện bã mía, nhiều doanh nghiệp như Thành Thành Công - Tây Ninhhay Lasuco đãáp dụngnhiềubiện pháp kỹ thuậtmới vàochọn giống,phân tích đất, bónphân… giúp tăng năng suất míalên 80-90 tấn/ha, thậm chí là 100tấn/ha.

Theo ông Lê Văn Phương, Tổng giám đốc Lasuco, để cạnh tranh với nước ngoài, các nhà máy đường đang vận hành theo phương thức “gia công hộ người trồng mía”. Tức là toàn bộ giá trị đường sản xuất ra được trả lại cho người trồng mía, còn nhà máy chỉ hưởng lợi từ phụ phẩm như bã mía, mật rỉ và bùn lọc.

Không chỉ chịu sức ép chi phí sản xuất, nhiều nhà máy đường còn lao đao bởi đường nhập lậu. Thống kê cho thấy thời gian qua, lượng đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam đã lên tới 500.000 tấn/năm, bằng 1/3 sản lượng đường sản xuất trong nước.

loi di cho nganh duong truoc song atiga hinh 3
Ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA: Điện từ bã mía cần được đối xử công bằng như điện sinh khối. (Ảnh: Hồng Quang).

 

Theo ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), các sản phẩm sau đường như cồn Ethanolhay điệnsinh khối là dư địa để ngành mía đường nâng cao sức cạnh tranh.

Sản xuất điện bã mía vừa giúp xử lý vấn đề môi trường, vừa nâng cao hiệu quả sản xuất mía đường. Tiềm năng đầu tư điện từ bã mía rất lớn, nhưng cơ chế hiện nay lại phản tác dụng, ông Doanh nhận định.

“Việc ấn định điện từ bã mía là điện đồng phát (phát điện để sản xuất đườngvà bán điện dư lên lưới)với mức giá 5,8 cent/kWh là chưa công bằng. Chưa cần đến mức giá hấp dẫn như điện mặt trời hay điện gió hay ưu đãi về thuế và đất đai, điện từ bã mía cần được ‘đối xử’ như điện sinh khối từ rơm rạ và mùn cưa, với mức giá 7,4 cent/kWh”.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Adam Ward, Đại diện Quốc gia của Viện Tăng trưởng Xanh Toàn cầu tại Việt Nam(GGGI) kiến nghị: “Việt Nam cần từng bước tăng giá bán điện từ bã mía lên 7,4 cent/kWh, điềunàysẽ có lợi cho thị trường.”

Đại diện GGGI đánh giá, việc mở rộng sản xuất điện sinh khối quy mô lớn là cần thiết để đápứng nhu cầu điện tăng cao ở Việt Nam, đồng thời giúp ngành đường tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.

 

Theo ông Phạm Quốc Doanh, mô hình hiệu quả cho ngành đường thời gian tới phải là sự hợp lực của 3 chân kiềng sản xuất, gồm đường, Ethanol và điện bã mía. Ưu điểm của sản xuất Ethanol (dùng cho xăng sinh học) là đầu ra rộng mở, không độc quyền như điện. Hiện, Việt Nam có ít nhất 7 đầu mối nhập khẩu xăng dầu và việc sản xuất Ethanol đang được khuyến khích.

Theo vov.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm