Thị trường

Người Việt sẵn sàng bán nông sản cho thương lái Trung Quốc dù giá chỉ cao hơn 500 đồng

“Nông dân Việt sẵn sàng bán nông sản cho thương lái Trung Quốc khi giá chỉ cần cao hơn 500 - 1.000 đồng thôi”.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Thép Việt ‘khuynh đảo’ thị trường Đông Nam Á, đồ ăn nhanh thất bại tại Việt Nam / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Giá iPhone X giảm chạm đáy, thu nhập của người lao động tiếp tục tăng

Chủ các DN xã hội cho rằng, nông dân Việt rất yếu thế, tự ti, lạc hậu nên có nguồn thu nhập thấp và dễ bị lay động bởi giá. (Ảnh: Hồng Vân)
Chủ các DN xã hội cho rằng, nông dân Việt rất yếu thế, tự ti, lạc hậu nên có nguồn thu nhập thấp và dễ bị lay động bởi giá. (Ảnh: Hồng Vân)

Đó là ý kiến của bà Phạm Thủy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp và Tư vấn Môi trường (DACE) tại buổi hội thảo Kinh doanh tạo tác động – Thách thức và cơ hội được tổ chức trong sáng nay (20/9).

Cụ thể, bà Thủy cho rằng, khi doanh nghiệp (DN) xã hội hợp tác cùng nông dân thì tính cam kết của người dân Việt còn kém vì họ không hiểu hết được khó khăn vất vả của DN để đồng hành cùng bà con. Thậm chí, họ sẵn sàng bán nông sản cho thương lái Trung Quốc khi giá chỉ cần cao hơn 500 – 1.000 đồng.

Nhất là khi hợp tác cùng bà con sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ và kiến thức họ không có nhiều nên việc giải thích để bà con làm theo kỹ thuật của DN đặt ra là rất khó khăn. “Hơn nữa, ở vùng sâu vùng xa cũng khiến nông sản có thể bị hỏng khi vận chuyển đến nơi tiêu thụ vì đường xa”, bà Thủy chia sẻ.

Đồng tình với bà Thủy, ông Võ Văn Đại, Giám đốc Công ty CP Thủy sản Vạn Phần Diễn Châu cho rằng, đã làm DN xã hội là gặp khó khăn.

“Nông dân của mình dễ bị chèo kéo nếu giá chỉ cần cao hơn một chút thôi. Tư duy của họ là có lời nhiều hơn thì bán”, ông Đại thẳng thắn nói.

 

Bên cạnh đó, nhiều DN xã hội cũng chia sẻ rằng, họ đã mất rất nhiều tiền khi làm việc với nông dân, người dân tộc thiểu số vì ý thức của họ rất thấp, họ coi đồng tiền rất lớn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của họ và họ không có tầm nhìn sâu xa về vấn đề.

Giải thích cho điều này, ông Đại cho biết, nông dân Việt rất yếu thế, tự ti, lạc hậu nên có nguồn thu nhập thấp và dễ bị lay động bởi giá.

“Do vậy, nếu muốn DN hợp tác với nông dân bền vững thì DN phải cho trước, nhận sau. Khi người dân được lợi thì mình mới có lợi”, ông Đại nhận định.

Hội thảo Kinh doanh tạo tác động – Thách thức và cơ hội với sự tham gia của đông đảo đại diện DN và cơ quan liên quan. (Ảnh: Hồng Vân)
Hội thảo Kinh doanh tạo tác động – Thách thức và cơ hội với sự tham gia của đông đảo đại diện DN và cơ quan liên quan. (Ảnh: Hồng Vân)

Tại hội thảo, nhiều đại diện DN cũng cho rằng, một khi chính quyền tạo điều kiện về chính sách, người nông dân được cung cấp kiến thức để trồng trọt, chăn nuôi có hiệu quả, từ đó, có thu nhập cao hơn thì họ sẽ tự tin và tin tưởng hơn khi hợp tác với DN.

Đáng nói, ông Đại cho hay, một số DN xã hội trong nước hiện nay đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc nên cũng đã rút ra nhiều bài học về việc chọn đối tác, về nguồn gốc, tâm lý và ý định của họ.

 

“Làm DN xã hội thì phải chịu được sự cô đơn và cần phải có tầm nhìn trước chứ đợi mọi sự xảy ra mới có tầm nhìn thì trễ rồi”, ông Đại nói.

Ngoài ra, đại diện Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (ASMED) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, dù đại diện những DN xã hội tại hội thảo đây cho biết đang hoạt động tốt nhưng nếu chỉ trông mong vào tác động xã hội thì sẽ không bền. Các DN cũng cần chắc chắn rằng phải có nguồn tài chính đủ mạnh để có động lực và đem lại tác động xã hội bền vững hơn.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm