Thị trường

Sử dụng vốn vay nước ngoài: Nhiều công trình không hoạt động, hiệu quả thấp

Chiều 9/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý và sử dụng vốn vay nước ngoài giai đoạn 2011 - 2016.

Đưa Việt Nam trở thành trung tâm hàng đầu về sản xuất, xuất khẩu gỗ và lâm sản / Tận mục quy trình trồng giống xoài đắt nhất thế giới

Loại bỏ các dự án không thực sựcấp bách

Kết quả giám sát cho thấy, trong giai đoạn này, tổng giải ngân khoảng 28 tỷ USD (tương đương khoảng 560 nghìn tỷ VND), trong đó giải ngân nguồn vốn vay ODA là 23,2 tỷ USD. Về hiệu quả, các dự án, công trình đầu tư từ nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài cơ bản phù hợp với nhu cầu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều công trình, dự án trọng điểm quốc gia sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, năng lượng, môi trường... đã hoàn thành, được đưa vào khai thác, góp phần hoàn chỉnh, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, theo đoàn giám sát, việc huy động nguồn lực ODA chưa có chiến lược mang tính căn cơ, hiệu quả, chặt chẽ, còn thể hiện tính dàn trải, thiếu tập trung, chưa có trọng tâm, trọng điểm, manh mún, chưa dành sự quan tâm thích đáng đến việc xem xét hiệu quả sử dụng vốn vay. “Qua giám sát tại nhiều địa phương cho thấy, nhiều dự án có quy mô nhỏ lẻ, không mang tính đồng bộ, chưa gắn kết với quy hoạch tổng thể”, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho hay.

Theo Trưởng Ban Dân nguyện, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch có 39% không hoạt động và hoạt động không hiệu quả. Ảnh: Hữu Thành.

Theo Trưởng Ban Dân nguyện, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch có 39% không hoạt động và hoạt động không hiệu quả. Ảnh: Hữu Thành.

Đoàn giám sát cho rằng, trong giai đoạn tiếp theo, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA và vay ưu đãi nước ngoài cần tính toán, cân nhắc, so sánh hiệu quả, chi phí so với vay trong nước, tránh lệ thuộc vào các nhà đầu tư nước ngoài; đồng thời, phải được đánh giá kỹ về hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động đối với nợ công.

Chính phủ cần nghiên cứu, xây dựng tiêu chí lựa chọn các dự án, tiêu chí đánh giá hiệu quả các dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, tạo cơ sở để bảo đảm tính chặt chẽ, hiệu quả, minh bạch trong ký kết hiệp định, bảo đảm quyền lợi của phía Việt Nam trong tiếp nhận nguồn vốn; kiên quyết loại bỏ các dự án không thực sự cấp bách, không phù hợp với điều kiện, tiêu chí về hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ, không vay cho chi thường xuyên.

Làm rõ trách nhiệm

Đối với việc vượt trần 300.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư từ nguồn ODA giai đoạn 2016-2020, đoàn giám sát đề nghị Chính phủ chỉ đạo sơ kết, đánh giá toàn diện, khách quan 3 năm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, kế hoạch tài chính 5 năm và đề xuất giải pháp tổng thể cân đối, điều hòa nguồn lực tài chính đã được Quốc hội quyết định trong những năm còn lại của kế hoạch 5 năm. Đoàn giám sát cũng đề nghị xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức nếu có sai phạm.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng, qua tiếp xúc cử tri, nhân dân và cử tri rất trông chờ vào kết quả của đoàn giám sát, và đi kèm với đó là địa chỉ trách nhiệm cũng như giải pháp. Qua tiếp xúc tại các địa phương thấy rằng, có một số chương trình đã thay đổi diện mạo cuộc sống người dân tuy nhiên cũng có nhiều trăn trở.

 

Bà Hải dẫn chứng, chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch có tỉnh 24,8% không hoạt động; còn hoạt động không hiệu quả gần 15%. Như vậy tổng cộng có 39% không hoạt động và hoạt động không hiệu quả, chưa kể công trình cầu xây dựng xong nhưng lại chưa có đường nối nên chưa phát huy được tính hiệu quả. “Đã tiến hành bao nhiêu cuộc thanh tra kiểm tra? Có bao nhiêu cá nhân bị xem xét, nghiên cứu trách nhiệm khi không làm đúng quy định, xây dựng xong nhưng không hoạt động được?”, bà Hải nêu.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình, cần đẩy mạnh giám sát của các cơ quan dân cử, các ủy ban của Quốc hội, Hội đồng Dân tộc phải nắm được các dự án ODA trong lĩnh vực của mình để giám sát.

Theo Tiền phong
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm