Thị trường

Tuyệt chiêu nuôi loài đông là con hạ là cây của thầy giáo mầm non

Từng là một thầy giáo mầm non, cơ duyên đã giúp chàng trai 8X Dương Công Triệu gắn bó với cao nguyên Mộc Châu (Sơn La) và nghề nuôi cấy đông trùng hạ thảo.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Việt Nam sắp xuất khẩu 1 triệu tấn gạo, giữ nguyên thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Tăng phí trước bạ với ôtô bán tải, gas tăng giá lần thứ 5

Sinh ra tại Bắc Sơn (Lạng Sơn), năm 2003, khi đã 21 tuổi, chàng thanh niên dân tộc Tày mới tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào Khoa Tiểu học Mầm non - Trường Đại học Tây Bắc. Cả lớp khi ấy chỉ có Triệu là “mì chính cánh”.

Năm 2007, Triệu yêu và kết hôn với một bạn gái cùng lớp, quyết tâm cùng vợ lập nghiệp tại Mộc Châu. Tháng 4.2008 anh xin được vào làm giáo viên của Trường Mầm non xã Suối Bàng. Đến tháng 9.2008 anh được phân công là viên chức Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mộc Châu. Hiện, Triệu đã chuyển công tác làm chuyên viên Liên đoàn Lao động huyện Mộc Châu.

tuyẹt chieu nuoi loai dong la con ha la cay của thay giao mam non hinh anh 1

Dương Công Triệu (bên phải) và Lê Thế Anh đã thành công với sản phẩm nấm đông trùng hạ thảosau nhiều thất bại.

Là thầy giáo mầm non và công tác trong lĩnh vực giáo dục, nhưng Dương Công Triệu có niềm đam mê vô cùng lớn với sinh học. Anh đọc và nghiên cứu nhiều về nấm và vi sinh vật. Một lần tình cờ, Triệu quen biết Lê Thế Anh, người đang nghiên cứu về nuôi trồng đông trùng hạ thảo. Năm 2015, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trong đó có Lê Thế Anh đã thành công với công trình trồng nấm đông trùng hạ thảo. Còn Dương Công Triệu muốn tìm cộng sự phát triển đông trùng hạ thảo tại Mộc Châu, họ gặp nhau từ đó.

“Tôi biết, thiên nhiên ưu đãi cho Mộc Châu rất nhiều tiềm năng trong đó có tiềm năng về khí hậu, nên tôi muốn khai thác nguồn tài nguyên quý giá này. Tôi được biết Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý mà thiên nhiên ban tặng, nhưng sản lượng sản phẩm này thu được ngoài tự nhiên ngày càng khan hiếm và có giá thành cao” – Triệu nói.

Với mong muốn đưa được sản phẩm chất lượng an toàn đến người tiêu dùng với giá thành hợp lý, Triệu quyết định gây dựng sự nghiệp từ cuối năm 2015, với số vốn huy động 1 tỷ đồng.

Lúc đầu anh Triệu cùng cộng sự dùng phương pháp nuôi cấy đông trùng hạ thảo trong môi trường nhân sinh khối, nhưng thất bại và bị tổn thất nặng nề, tưởng chừng phải bỏ cuộc. Nhưng với quyết tâm, ý chí và nghị lực nhóm của anh đã không ngừng tìm hiểu, quan sát, liên hệ với các giáo sư, tiến sỹ đã từng hướng dẫn để đúc rút kinh nghiệm.

tuyẹt chieu nuoi loai dong la con ha la cay của thay giao mam non hinh anh 2

Sau 90 ngày nuôi cấy, sản phẩm đông trùng hạ thảo tươi được thu hoạch.

 

Giữa năm 2017 anh Triệu cùng các cộng sự quyết định đầu tư thêm 1,8 tỷ đồng nâng tổng số vốn huy động lên 2,8 tỷ đồng để làm lại từ đầu. Với mức đầu tư lên đến gần 3 tỷ đồng, anh đã nhiều đêm thức trắng ở phòng nghiên cứu để theo dõi và tìm nguyên nhân của sự thất bại ban đầu. Với hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và tiên tiến, nhóm nghiên cứu của anh Triệu đã đảm bảo tuyệt đối về kỹ thuật để nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo: Phòng nuôi được vô trùng tuyệt đối, có ánh sáng cũng như độ thoáng tự nhiên, trang bị hệ thống phun sương nhân tạo để tạo độ ẩm cần thiết (70 - 85%), trang bị hệ thống làm lạnh giữ nhiệt độ ổn định (18 - 20 độ C), hệ thống giàn và giá để đặt các lọ cơ chất, bình nuôi; máy xử lý cực tím, máy tia X, máy lọc khí, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn led đảm bảo đúng độ sáng theo yêu cầu kỹ thuật nuôi trồng.

Sau khi tìm ra nguyên nhân của thất bại ban đầu là nuôi trồng chưa đúng phương pháp và do nguồn nước đá vôi, Triệu đã chuyển hướng sang phương pháp thứ hai là: nuôi trên ký chủ là nhộng tằm với nước dừa xiêm. Ký chủ nhộng tằm là những con nhộng tằm đực khỏe được cấy nấm vào bên trong. Sau thời gian cấy vào bên trong nhộng, đông trùng hạ thảo sẽ phát triển thành các đầu tua ra bên ngoài với độ cao 4-5cm, có cá thể trội 7-10cm.

Ngày 10.01.2017 những sản phẩm đông trùng hạ thảo đầu tiên đã được “ra lò” là những sản phẩm an toàn, không hóa chất bảo quản. “Đón lô sản phẩm đầu tiên, tôi mừng đến phát khóc, không khác gì chào đón đứa con mới sinh của mình” – Triệu nói.

Hiện nay, khoảng 80 - 90 ngày, cơ sở của anh Triệu lại cho ra một lô gồm 400 lọ đông trùng hạ thảo tươi, nhưng anh nuôi theo phương pháp gối đều nên cứ 40 - 45 ngày lại có sản phẩm thu hoạch. Với giá bán 900.000 đồng/lọ), trừ chi phí sau khoảng 45 ngày Triệu lãi 90 triệu đồng cho mỗi lô sản phẩm.

Theo danviet.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm