Văn hóa

Kỳ lạ đất nước dùng bươm bướm thay tiền

Đây là nguồn tài nguyên được đất nước này khai thác rất hiệu quả, mang lại nguồn lợi nhuận khủng cho quốc gia ít được khám phá bậc nhất thế giới

Đất nước của bươm bướm

Papua New Guinea có hệ sinh thái vô cùng phong phú, mà đặc biệt nhất chính là hệ sinh thái côn trùng.

Mặc dù con người bản địa nơi đây có thể tự cung tự cấp về lương thực thực phẩm, nhưng họ vẫn cần đến thuốc men hay một số sản phẩm khác từ bên ngoài như muối, đường... Nhiều khu vực ở Papua New Guiunea thậm chí còn không sử dụng tiền mặt.

Bằng cách khai thác lợi thế vốn có, người dân bản địa đã tìm ra phương pháp giúp họ có thể trao đổi hàng hóa với bên ngoài, và cách làm cũng không kém phần đặc biệt: Trao đổi bằng... bươm bướm.

Ví dụ, một ấu trùng của loài bướm Goliath birdwing có thể có giá trị tương đương bằng 4 bao coffee ở ngôi làng Gumi.

Bươm bướm ở Papua New Guinea rất có giá trị. Watamu Marine Association.

Hiếm có nơi nào mà côn trùng, nhất là các loại bươm bướm lại phát triển đa dạng như tại Papua New Guinea. Trong số 820 loài bướm đã được nhận dạng thì tới 55% được xác định chỉ có ở Papua New Guinea, trong đó bao gồm cả loài bướm lớn nhất thế giới Ornithoptera alexandrae.

Nhiều nơi người dân tạo ra những nông trại bươm bướm nhằm nuôi dưỡng, bảo vệ loài bươm bướm như một hình thức làm nông nghiệp cũng như bảo vệ hệ sinh thái của Papua New Guinea.

Tại sao bươm bướm ở đây lại có giá trị như vậy?

Bươm bướm và nhiều loại côn trùng khác thường được ướp khô để làm các vật mẫu khoa học hay quà lưu niệm, bộ sưu tập... chúng khá được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới.

Năm 2006, một mẫu vật của loài bướm Goliath birdwing đã được bán ở Đài Loan với giá 28.000 USD (tương đương khoảng 636 triệu VNĐ - giá bán cao nhất cho một mẫu vật bươm bướm lúc bấy giờ).

 

Có thể nói những loại bướm quý hiếm ở quốc gia này chẳng khác nào "kim cương, đá quý".

Người dân bản địa có thể bắt bươm bướm trong các khu rừng hay thậm chí nuôi chúng trong nông trại, sau đó mang "sản phẩm" của mình tới Insect Farming and Trading Agency (một tổ chức kiểm soát của chính phủ mở ra từ năm 1974) để trao đổi hàng hóa.

Bươm bướm được nuôi để xuất khẩu. Ảnh Alamy.

Ban đầu, mới chỉ có chưa tới 30 ngôi làng và 2 tỉnh được ứng dụng hình thức trao đổi này, nhưng từ năm 1978 đã có tới 500 ngôi làng và 10 tỉnh xây dựng, phát triển mô hình này - dưới sự hướng dẫn của tổ chức Insect Farming and Trading Agency.

Papua New Guinea thu lợi nhận hàng năm rất tốt từ việc khai thác, xuất khẩu mẫu vật bươm bướm cùng nhiều loại côn trùng khác ra thế giới.
Có lẽ cùng vì thế mà giữa tháng 9 hằng năm, người dân bản địa ở đây lại tổ chức cuộc thi sắc đẹp lấy ý tưởng từ loài bướm nhằm tôn vinh chúng, sản phẩm kỳ diệu mà tạo hóa đã ưu ái ban tặng quốc gia này.

Nên đọc
Theo Trí thức trẻ
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo