Xã hội

Lo lắng phát sinh các quỹ mang tên "tự nguyện" khi được miễn học phí

Liên quan đến dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi được Bộ GD&ĐT trình Chính phủ về việc miễn học phí cho học sinh THCS, dư luận đang lo lắng khi học phí miễn sẽ có thêm các khoản thu vô lý khác mang tên "tự nguyện".

Mới đây, dự thảo luật Giáo dục đang được sự quan tâm rất lớn từ dư luận đó chính là miễn học phí cho học sinh THCS. Tuy nhiên, người dân cũng đang lo ngại chủ trương nhân văn này bị lợi dụng để có thể dẫn tới lạm thu.

Theo dự thảo, mức thu học phí được xác định theo cơ chế giá dịch vụ giáo dục, Chính phủ quy định cơ chế thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập được nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên thuộc trung ương quản lý.

HĐND cấp tỉnh quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập thuộc cấp tỉnh trên cơ sở đề nghị của UBND cùng cấp. Cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục chất lượng cao được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

Lo lắng phát sinh các quỹ mang tên "tự nguyện" khi được miễn học phí. Ảnh minh học

Câu hỏi đặt ra là liệu ngân sách nhà nước có thể bù đắp được khoản học phí này không khi cùng với đó là đề xuất tăng lương cho giáo viên ở mức cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành chính sự nghiệp? 

Nếu như áp dụng miễn học phí đại trà trên cả nước, không phân biệt đối tượng giàu hay nghèo thì ngân sách sẽ phải bù một số tiền không nhỏ trong một thời gian dài hạn chứ không phải ngày một ngày hai.

Tuy nhiên, Theo Bộ GD-ĐT, việc miễn học phí cấp THCS hoàn toàn phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Nghị quyết khẳng định, từ sau năm 2020, bậc học phổ thông sẽ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục cũng đã quy định: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS.

Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9.2016 đã giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo trình T.Ư và Quốc hội về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình đến năm 2020.

 

Theo tính toán bước đầu, dự kiến ngân sách nhà nước hằng năm phải chi thêm để cấp bù miễn học phí cho toàn bộ học sinh THCS sẽ không quá lớn và ngân sách nhà nước có thể bù đắp được.

Một vấn đề quan trọng nữa nảy sinh đó chính là khi miễn giảm học phí, nhà trường muốn tổ chức hoạt động, đa dạng thì phải huy động sự đóng góp của phụ huynh. Nếu vừa miễn học phí vừa tăng lương thì lo ngại điều này sẽ đẩy các trường đến “lạm thu” để có thể hoạt động. Đồng thời, những loại quỹ mang tên "tự nguyện" sẽ phát sinh khiến nhiều phụ huynh học sinh lo lắng.

Để có thể thực thi được dự thảo này, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản quy định rất chặt chẽ về các khoản được thu, không được thu và yêu cầu các cơ sở giáo dục không được phép thu các khoản trái quy định. 

Ngoài ra, Bộ sẽ tăng cường công tác tuyên truyền để cha mẹ học sinh, giáo viên hiểu rõ điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh, từ đó thực hiện đúng quy định và không bị “lợi dụng” để thu các khoản thu trái quy định.

Nên đọc
Trung Hùng (Tổng hợp theo báo Infonet, Thanh niên)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo