Doanh nghiệp - Doanh nhân

Lời khuyên từ vị CEO ở tuổi 20 và 10 năm sau gọi vốn được 77 triệu USD

Suhail Doshi, đồng sáng lập và cựu giám đốc điều hành (CEO) của Mixpanel - một công ty phân tích dữ liệu đã huy động được 77 triệu USD trong 10 năm qua - cho biết việc trở thành CEO ở tuổi 20 quả là không dễ dàng nhưng anh đã học được những bài học đắt giá ở cương vị này.

Dưới đây là những chia sẻ của Suhail Doshi với Business Insider về những gì anh đã học được với tư cách là một CEO.

Suhail Doshi, đồng sáng lập và cựu giám đốc điều hành (CEO) của Mixpanel.

Năm 20 tuổi, tôi trở thành CEO.

Tôi bỏ học đại học, và trước đó, tôi chỉ tập trung làm cho một công ty khác.

Tôi không thể tưởng tượng được rằng hành trình bắt đầu chỉ từ việc viết code cả ngày lại có thể đến đích là mở được một công ty có quy mô lên đến 300 người.

Tôi đã may mắn - tôi chếnh choáng trong men say chiến thắng, nhưng tôi cũng nhận được rất nhiều sự giúp đỡ.

Và tôi sẽ chia sẻ với các bạn về những gì tôi đã học được trên hành trình đó:

 

Giành được quyền kiểm soát rất khó.

Lúc đầu, tôi cảm thấy thứ gì cũng quan trọng. Nhưng thực tế bạn không thể giỏi mọi thứ.

Theo thời gian, tôi đã học được tầm quan trọng của việc nhận thức và đặt những điều quan trọng nhất lên trên.

Nếu không học được điều này, bạn sẽ không cân bằng được mọi thứ và công ty của bạn sẽ phải chịu tổn thất.

Bản thân tôi nhận ra rằng tôi cần có một chuyên gia huấn luyện ở vai trò CEO và vài năm lại làm một bản đánh giá bản thân toàn diện một lần.
Đó là điều đã là thay đổi cuộc sống của tôi - tôi đã học được rằng bạn không thể sửa chữa mọi thứ về bản thân mình.

 

Khi tôi cố gắng để cải thiện nhiều thứ cùng một lúc, nó chỉ là sự áp đặt. Thay vào đó, hãy tập trung vào hai đến ba thứ mỗi năm.

Hầu hết các CEO mới sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn, cùng hợp tác nhiều hơn với nhóm công sự để đưa công ty phát triển.

Hãy nói với các thành viên trong công ty của bạn rằng bạn đang làm việc vì mục tiêu này, và nó sẽ giúp xây dựng lòng tin ở họ nhiều hơn.
Theo thời gian, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy như tất cả những gì bạn đang làm là dành thời gian cho các cuộc họp và không có bất kỳ công việc thực tế nào được thực hiện.

Bạn nghĩ vậy có đúng?

Hãy nhớ rằng công việc của bạn hiện giờ đang là phải giúp đỡ người khác thông qua các cuộc họp. Đừng chống lại chúng - hãy ôm lấy chúng. Đây là lúc để thiết kế các cuộc họp trở nên vui vẻ và hiệu quả.

 

Hãy làm việc theo phương châm: "Bạn nên xây dựng một đội nhóm có thể hoàn thành sứ mệnh mà không cần bạn".

Để làm được như vậy, hãy trao quyền cho những người khác trong nhóm để giúp bạn bớt căng thẳng về lâu dài.

Khi bạn trót quên, hãy tự hỏi tại sao ngay từ đầu bạn bắt đầu điều này. Nó thực sự là vì tiền, quyền lực hay bản ngã?

Đừng tránh đương đầu với các quyết định khó khăn, điều quan trọng là tìm ra mấu chốt của vấn đề.

Bạn cũng nên tránh sự đối đầu dẫn đến sự oán giận, cuối cùng các mối quan hệ không thể hàn gắn và làm ảnh hưởng đến công ty - tạo ra sự bất ổn.

 

Tuy nhiên, khi gặp phải tình huống đối đầu, hãy "tấn công" vào cái có vấn đề - chứ không phải là con người.

Bạn có thể cư xử như "ông hoàng" với những người trong công ty của bạn. Đôi khi bạn có thể sẽ không công bằng, hoặc nói điều gì sai trái.
Những người bị ảnh hưởng thậm chí có thể không thích bạn trong một thời gian dài.

Câu nói "Tôi xin lỗi" là một trong số những câu đáng giá nhất mà bạn từng có thể nói với ai đó. Nhưng hãy nhớ rằng, những từ đó không phải lúc nào cũng khắc phục được vấn đề.

Hai đồng sáng lập Mixpanel Suhail Doshi (trái) và Tim Trefren.

Công việc của bạn nên là 90% nghe và chỉ 10% nói.

Tôi đã không làm phiền người khác và phải làm việc gấp đôi.

 

Sau chín năm rưỡi làm CEO, giải pháp tốt nhất mà tôi tìm thấy là ghi chép mọi thứ trong một cuộc họp. Nó khiến tôi tập trung vào những gì người khác nói, và cho thấy tôi đang lắng nghe.

Hãy kiểm soát tâm trạng của bạn trong cuộc họp.

Đôi khi bạn sẽ có một cuộc họp căng thẳng, nhưng hãy cố gắng nhớ rằng những người họp với bạn ở cuộc họp tiếp theo không hề chứng kiến bối cảnh trước đó và họ có thể vui mừng hoặc căng thẳng khi gặp bạn.

Trực giác của bạn về khách hàng và thị trường sẽ tồi tệ hơn khi công ty ngày càng phát triển và bạn có thể trở nên xa cách hơn với người tiêu dùng.

Vì vậy, hãy tiếp tục trao quyền cho những cấp dưới của bạn để họ đưa ra quyết định - nhưng hãy buộc họ có trách nhiệm. Và đừng quên dành thời gian học hỏi từ họ.

 

Tiếp cận sự thật cũng trở nên khó khăn hơn khi bạn càng lên vị trí cao. Nó cũng trở thành điều quan trọng nhất bạn có thể làm khi bạn lãnh đạo công ty.

Vì vậy, hãy thu thập sự thật và sử dụng nó để đưa ra quyết định, đó là một phần của văn hóa doanh nghiệp.

Tôi đã làm điều này bằng cách liên tục hỏi mọi người sự thật thực tế là gì.

Quyền lực = trách nhiệm.

Là một CEO có thể cô đơn - bạn không thể tỏ ra dễ bị tổn thương và thật thà như bạn muốn.

 

Để giúp bạn vượt qua điều này, hãy tìm những người sáng lập khác có thể chân thành với bạn.

Ăn tối với họ và chia sẻ vấn đề. Tôi đã nhận được những cái ôm trong thời gian khó khăn, và nó tạo nên sự khác biệt.

Bạn cũng nên tìm một người cố vấn tuyệt vời.

Chọn người mà bạn muốn gây ấn tượng; một người sẽ nâng bạn lên khi bạn ngã, và đưa ghìm bạn lại khi bạn quá tự đại.
Lý tưởng nhất là người này đã là một CEO hay người sáng lập trước đó, như vậy họ có thể cảm thông với bạn.

Nhưng hãy nhớ rằng: Một người cố vấn là người đưa ra hướng dẫn, chứ không phải là một mệnh lệnh.

 

Tất cả chúng ta đều là con người và có sự bất an, vì vậy hãy xem xét tìm một bác sĩ tâm lý để giúp bạn giải tỏa những tâm sự cá nhân.
Cuối cùng, hãy tiếp tục làm việc chăm chỉ để cải thiện mọi thứ.

Bạn không thể sửa lỗi của quá khứ nhưng bạn có thể làm tốt hơn trong tương lai.

Đừng từ bỏ: Khi bạn đưa ra những quyết định khó khăn, bạn sẽ biết được đâu là giá trị và nguyên tắc bạn thực sự muốn.

Nên đọc
Theo Bizlive
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo