Tin tức - Sự kiện

Mỹ biến máy bay vận tải thành “hung thần chiến tranh”

Vốn dĩ là loại máy bay vận tải, thế nhưng khi Không quân Mỹ đã đặt hỏa lực hạng nặng lên đã biến C-130 trở thành mẫu máy bay cường kích đáng sợ nhất trong lịch sử chiến tranh.

Năm 1967, máy bay JC-130A được không quân Mỹ lựa chọn để cải tiến thành "pháo đài bay" AC-130. Đến ngày 21/9/1967, AC-130 được đưa sang Căn cứ không quân Nha Trang tại miền Nam Việt Nam để thử nghiệm. Nguồn ảnh: EPA.

Ban đầu, loại máy bay này được không quân Mỹ sử dụng để đánh các xe vận tải của ta trên đường Trường Sơn. Nguồn ảnh: YT.

AC-130 có thể thực hiện các hoạt động tác chiến độc lập, thực hiện các cuộc không kích vào các mục tiêu mặt đất nằm sâu sau phòng tuyến của đối phương hoặc theo dõi các hoạt động ở cấp chiến thuật. Nguồn ảnh: Task.

Hệ thống vũ khí của máy bay AC-130 có thể khiến đối phương phải nể phục, nó bao gồm một súng máy tự động ổ quay cỡ nòng 25 mm Gatling với tốc độ bắn 1800 phát/phut với cơ số đạn tối đa 3000 viên. Nguồn ảnh: Yut.

Tiếp theo đó là một pháo 40 mm loại pháo phòng không L-60 Bofors với tốc độ bắn 100 phát/phút với cơ số 256 viên đạn. Nguồn ảnh: BI.

Vũ khí mạnh nhất của chiếc phi cơ này chính là khẩu lựu pháo 105 mm M-102, được thiết kế dựa trên khẩu pháo tiêu chuẩn của Lục quân Mỹ với tốc độ 6-10 phát/phút với cơ số đạn là 98 viên. Nguồn ảnh: Wiki.

Trong thời gian tấn công, Gunship AC-130 sẽ thực hiện quỹ đạo bay theo vòng tròn sao cho mục tiêu của nó luôn nằm trong tâm của vòng lượn, điều đó cho phép nó phát huy tối đa khả năng cung cấp hỏa lực của chiếc "pháo đài bay" đúng nghĩa này. Nguồn ảnh: Nextb.

Phi hành đoàn của AC-130 có con số cực lớn, lên tới 13 người. Con sô sđó bao gồm 2 phi công, 2 quan sát viên, 4 trắc thủ khí tài radar - điện tử, sĩ quan chỉ huy điều khiển hỏa lực và 3 xạ thủ. Nguồn ảnh: Twitt.

Theo đúng quy trình, mục tiêu dưới mặt đất sẽ được sĩ quan điều khiển hỏa lực chỉ thị và ra lệnh tiêu diệt. Hai quan sát viên được bố trí ngồi phía trước và phía sau của máy bay, quan sát bằng mắt thường và sẵn sàng báo động khi phát hiện mục tiêu. Nguồn ảnh: History.

Tới tận ngày nay, AC-130 đã có tổng cộng 5 phiên bản các loại với phiên bản mới nhất là AC-130U ra đời năm 1995 với giá thành khoảng 190 triệu USD (tỷ giá năm 2002). Tổng cộng trong Không quân Mỹ hiện giờ đang có 43 chiếc AC-130 cùng hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nên đọc
Theo Kiến thức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo