Doanh nghiệp

Nên bãi bỏ 3.300 điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền

(DNVN)-Tại hội thảo đánh giá việc thực hiện nghị quyết 19/2014 và 19/1015 của chính phủ về cải thiện môi trường kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh diễn ra hôm 18/6, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đã đề nghị xóa 3.300 điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, nhiều bộ, ngành, địa phương đã ban hành điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền, từ ngày 1-7-2015 tới đây, nên được bãi bỏ theo tinh thần Luật đầu tư 2014.

Cụ thể, theo bà Nguyễn Minh Thảo - phó ban môi trường kinh doanh năng lực cạnh tranh, CIEM (Bộ Kế hoạch - đầu tư) đã triển khai thực hiện rà soát và đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ 3.299 điều kiện kinh doanh được ban hành trái thẩm quyền.

 

Những điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang khiến DN không lớn lên được.
Những điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang khiến DN không lớn lên được.

Bà Thảo cho rằng, CIEM đã triển khai thực hiện rà soát và đã có báo cáo kiến nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ 3.299 điều kiện kinh doanh được ban hành trái thẩm quyền. Trong khi đó, theo Luật đầu tư 2014, 3.299 điều kiện kinh doanh tại các thông tư, quyết định của các bộ sẽ đương nhiên bị bãi bỏ và hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015.

Do vậy, bà Thảo kiến nghị nên bãi bỏ hoặc đình chỉ áp dụng các quy định về điều kiện kinh doanh tại các thông tư, quyết định, nghị quyết của các bộ, các cấp chính quyền địa phương. Qua đó, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu những đổi mới của Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và chấm dứt ngay việc soạn thảo các quy định về điều kiện kinh doanh.

Thực tế, những điều kiện kinh doanh bất hợp lý đang khiến doanh nghiệp không lớn lên được. Bởi vì, điều kiện kinh doanh bất hợp lý sẽ khiến chi phí gia nhập thị trường tăng cao, kéo dài thời gian. Nó cũng gây nên sự bất bình đẳng trong tiếp cận cơ hội kinh doanh, gây thiệt thòi cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời, mặt trái của điều kiện kinh doanh là không khuyến khích, thậm chí thui chột sáng tạo, loại bỏ các cách làm ăn khác, cách làm ăn mới. Nó cũng làm méo mó quan hệ cung – cầu.

Cũng tại buổi hội thảo, nhiều đại diện hiệp hội, doanh nghiệp đã đưa ra những khó khăn trong môi trường kinh doanh. 

Theo bà Đặng Phương Dung, phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may, theo tinh thần nghị quyết 19, nhiều quy định như thông tư đã giải tỏa các thủ tục nhưng “thực tế đơn giản khâu đầu, lại chết ở khâu sau”.  

 

Lấy một ví dụ cụ thể để chứng minh cho nhận định này, bà Dung cho hay, thực tế có doanh nghiệp gia công quân phục cho nước ngoài nhưng ở VN, quân phục lại thuộc diện hàng cấm xuất nhập khẩu. Kiến nghị Bộ Công thương, rồi lại liên quan Bộ Quốc phòng, cuối cùng đối tác đã phải đem đơn hàng ra nước khác làm.

Bà cũng cho rằng, doanh nghiệp đang khó khăn vì phụ phí, phí ngày càng tăng. Có thời điểm xăng dầu xuống rất thấp vẫn đè đầu doanh nghiệp thu phí xăng dầu. Theo bà, đây là điều rất vô lý.

PV (T/h)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo