Tài chính - ngân hàng

Nợ xấu, ngân hàng thiếu vốn vẫn là rủi ro của nền kinh tế

(DNVN) - Liên quan đến những vấn đề của nền kinh tế quốc gia như nợ công, thâm hụt ngân sách, doanh nghiệp nhà nước thua lỗ và đặc biệt là nợ xấu ngân hàng vẫn là những nút thắt mà Việt Nam vẫn chưa có phương án xử lý phù hợp.

Hình ảnh minh họa.

Cùng với tốc độ tăng trưởng cao, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tiêu dùng cá nhân cũng tăng trên nền tảng thu nhập tăng và lạm phát ổn định. Triển vọng đầu tư cá nhân cũng rất sáng sủa. Doanh nghiệp (DN) tiếp tục tin tưởng và lạc quan, như kết quả khảo sát DN tháng 12/2017 và tháng 2/2018 thông qua chỉ số quản trị mua hàng Nikkei. Đầu tư vào tư nhân dự báo sẽ nhận ảnh hưởng tích cực từ việc xếp hạng của Việt Nam cải thiện 14 vị trí trong nghiên cứu Môi trường Kinh doanh của Ngân hàng Thế giới năm 2018. Chỉ tiêu của Chính phủ là có thêm 135.000 DN được thành lập trong năm 2018. 

Tính theo ngành, ngành công nghiệp sẽ duy trì được đà tăng trưởng mạnh nhờ hoạt động FDI vững chắc. Khu vực đồng euro và đôla Mỹ tiếp tục mạnh lên sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất công nghiệp trong hai năm tới. Ngành xây dựng dự báo sẽ tăng trưởng trong năm 2018 và 2019, nhờ mức cam kết và giải ngân FDI đều đạt kỷ lục trong năm 2017. Khu vực dịch vụ dự báo sẽ duy trì tăng trưởng trong năm 2018 và 2019, số lượt khách du lịch quốc tế dự báo tăng 15 - 20% trong năm 2018 và vay vốn ngân hàng tăng 17 - 18%.  

Thặng dư cán cân vãng lai dự báo sẽ giảm xuống còn 2,5% GDP trong năm nay, và 2,0% trong năm 2019. Xuất khẩu hàng hoá dự báo sẽ tăng 15% - 20% trong hai năm 2018 và 2019. Kiều hối có khả năng vẫn duy trì tốt nhờ triển vọng toàn cầu đã cải thiện và tỉ giá ổn định. Các dòng vốn FDI và vốn đầu tư gián tiếp sẽ cải thiện cán cân tài khoản vốn và tiếp tục củng cố cán cân thanh toán quốc tế. 

Tăng trưởng tín dụng dự báo sẽ vẫn ở mức cao như năm 2017, trên nền cắt giảm lãi suất năm ngoái. Lãi suất cho vay có thể tăng nếu lạm phát tăng đến 4,0%. Như vậy, chính sách tiền tệ cần đạt được sự cân bằng giữa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát.

Tuy nhiên, ADB cũng lưu ý rủi ro trong khu vực tài chính sẽ đến từ lượng nợ xấu chưa được xử lý và các ngân hàng thiếu vốn là nguồn rủi ro nội tại đối với triển vọng kinh tế của Việt Nam, cũng như khả năng tăng trưởng tín dụng nhanh bất ngờ. Mặc dù nghị quyết do Quốc hội mới ban hành và Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi sẽ dỡ bỏ một số rào cản pháp lý hiện đang cản trở việc xử lý nợ xấu và tái cơ cấu ngân hàng một cách hiệu quả.

 

Nên đọc
Minh Phượng
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo