Quốc tế

Báo Mỹ: Avangard Nga khiến Washington gặp ác mộng ban ngày

Người Mỹ đặt câu hỏi rằng liệu có phải trùng hợp hay không khi Nga giới thiệu Avangard cho các thanh sát viên của Mỹ theo quy định New START.

Su-35 Nga thêm một lần đuổi tiêm kích Israel "chạy mất dép"? / Nga thử nghiệm thành công siêu vũ khí khiến Mỹ "run sợ"

Mỹ gặp ác mộng Avangard

Tờ National Interest của Mỹ ngày 30/11 có bài bình luận về việc Nga giới thiệu với các thanh sát viên Mỹ hệ thống tên lửa liên lục địa chiến lược siêu thanh Avangard.

Bài viết trên tạp chí Mỹ có tiêu đề: “Cơn ác mộng? Tên lửa siêu thanh Avangard của Nga sắp được đưa vào tác chiến”.

Mở đầu bài viết, National Interest trích dẫn tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga thông báo hệ thống tên lửa Avangard dự kiến sẽ được đưa vào trực chiến vào tháng 12/2019.

Tạp chí này cũng dẫn lại các thông tin đáng chú ý về Avangard được hãng tin TASS của Nga đăng tải như hai tên lửa liên lục địa UR-100N UTTKh (gòn gọi là RS-18A) đã được tích hợp với loại tên lửa siêu thanh này và được đưa vào trực chiến-thử nghiệm từ cuối tháng 11 vừa qua.

Bài viết trên tờ National Interest ngày 30/11

Bài viết trên tờ National Interest ngày 30/11

Tạp chí Mỹ giải thích thêm rằng Avangard là tên lửa siêu thanh hạt nhân có tốc độ lên tới Mach 5. Sau khi được phóng vào khí quyển bằng tên lửa đạn đạo, Avangard sẽ lao xuống mục tiêu với “độ dốc” khiến nó khó có thể bị đánh chặn.

National Interest cho rằng chính khả năng “vượt qua bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào” của Avangard vốn được TASS quảng bá là phản ứng của Nga trước chương trình phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ với lo ngại Washington có khả năng vô hiệu hóa khả năng răn đe hạt nhân của Moscow.

Người Mỹ đặt câu hỏi rằng liệu có phải trùng hợp hay không khi Nga giới thiệu Avangard cho các thanh sát viên của Mỹ theo quy định của Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) mà hai nước ký kết hồi năm 2010 và sẽ hết hiệu lực vào đầu năm 2021, trong khi Mỹ cũng đã rút khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).

Tờ National Interest cho rằng với 528 tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tàu ngầm, cộng với số lượng lớn vũ khí hạt nhân trang bị cho các máy bay ném bom, Nga dường như đang có sẵn một năng lực hạt nhân vô cùng hùng mạnh. Trong trường hợp này, Avangard không làm thay đổi tình hình quá nhiều trừ khi Mỹ có thể phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng đánh chặn hàng trăm tên lửa đạn đạo.

Tạp chí Mỹ mỉa mai rằng: “Nhưng đáng tiếc, phòng thủ tên lửa của Mỹ vốn chỉ tập trung vào đánh chặn ‘một nhúm’ tên lửa đạn đạo được phóng đi từ các cường quốc nhỏ như Triều Tiên”.

Bao My: Avangard Nga khienWashington gap ac mong ban ngay
Tạp chí Mỹ bi quan về hệ thống phòng thủ tên lửa nước nhà trước sức mạnh Nga

Những bình luận của National Interest được đưa ra sau khi Bộ Quốc phòng Nga ngày 26/11 thông báo quân đội nước này đã giới thiệu với các thanh sát viên Mỹ hệ thống tên lửa liên lục địa chiến lược siêu âm Avangard. Theo kênh truyền hình Zvezda của bộ này: "Buổi giới thiệu vũ khí diễn ra từ ngày 24-26/11 theo Hiệp ước Nga-Mỹ về cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược".

Avangard là một trong những vũ khí chiến lược mới nhất được Tổng thống Nga Vladimir Putin công bố trong bài phát biểu trước Quốc hội Nga hồi tháng 3/2018. Ông cho biết tên lửa này có khả năng bay liên lục địa với tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh.

Tháng 12/2018, sau khi thị sát cuộc phóng thử nghiệm thành công tên lửa này, ông Putin đánh giá tên lửa Avangard là bất khả xâm phạm trước các hệ thống phòng không và chống tên lửa hiện nay. Trong quá trình phóng thử, tên lửa đã bay hơn 6.000 km từ tỉnh Orenburg ở Urals tới Bán đảo Kamchatka ở Viễn Đông trước khi bắn trúng mục tiêu.

Mỹ không phục Nga

Avangard là một trong 6 loại vũ khí chiến lược mới được Tổng thống Putin công khai khi đọc Thông điệp Liên bang hôm 1/3/2018.

 

Cùng với Avangard, ông Putin còn công bố các mẫu vũ khí khác mà người Mỹ gọi mỉa mai là “các vũ khí kỳ diệu” vốn chỉ có trong các bộ phim viễn tưởng "Chiến tranh giữa các vì sao" như ngư lôi hạt nhân Poseidon (Thần biển), vũ khí laser Peresvet, tên lửa siêu thanh Kinzhal, tên lửa liên lục địa RS-28 Sarmat, tên lửa có động cơ hạt nhân Burevestnik.

Tờ New York Times từng có bài bình luận “chê bai” Avangard khi viết: “Dĩ nhiên Avangard có tốc độ quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất cực lớn, song mọi đầu đạn của tên lửa đạn đạo khác đều có khả năng này. Avangard có tốc độ bay cực nhanh vì nó được gắn những cánh nhỏ.

Thế nhưng, việc gắn cánh nhỏ cho tên lửa đạn đạo để đem lại khả năng bay linh hoạt trên không là một ý tưởng thực sự lỗi thời. Với một tên lửa đạn đạo mang theo đầu đạn có khả năng quay trở về khí quyển mà bay ở tốc độ tối đa thì bạn có ưu thế về khả năng di chuyển song lại mất đi tính chính xác”.

Bao My: Avangard Nga khienWashington gap ac mong ban ngay
Mỹ "im lặng" sau khi Nga cho xem Avangard hồi cuối tháng 11 vừa qua

Sau khi nêu ra những luận điểm tỏ rõ không “phục” các mẫu vũ khí mới của Nga, tờ báo Mỹ khẳng định:

“Hầu hết khí tài quân sự mà ông Putin đang phô trương đều ‘mang dáng dấp’ thời Liên Xô. Đó là thời mà những dự án vũ khí tỏ ra ‘chết yểu’, các loại vũ khí thậm chí còn bị chính quân đội Liên Xô khước từ không phải vì chúng quá tối tân mà vì chúng không thể sử dụng được trên thực tế”.

 

New York Times bình luận thêm rằng, kho vũ khí chiến sự của Liên Xô đầy rẫy những dự án “khủng” vốn được mệnh danh là tối mật dù chúng có khả thi hay không. Theo tờ báo Mỹ, đây là điều mà Tổng thống Putin đang lợi dụng để phô trương và là điều mà giới tướng lĩnh quân sự Nga đang “rót lời đường mật”.

New York Times tin rằng Nga không chỉ thường dẫn lại những loại vũ khí tối mật song thất bại từ thời Liên Xô mà còn cố gắng “xào xáo” chúng để biến chúng thành sự thành công trong quan hệ công chúng.

Về phần mình, các chuyên gia Nga cho rằng các nước khác không thể “khoe khoang” về tốc độ tái vũ trang nhanh như của Nga, đồng thời lưu ý rằng phần lớn vũ khí trang bị quân sự của Mỹ hiện nay đã được sản xuất từ nhiều thập kỷ trước đây.

Ví dụ điển hình là việc Nga đã chế tạo được các mẫu trực thăng mới như Mi-28, Ka-52 còn Mỹ trong nhiều thập kỷ qua mới chỉ chế tạo được một mẫu máy bay chiến đấu mới là F-35 còn các mẫu trực thăng mới thì “nhìn chung là không có”.

Bao My: Avangard Nga khienWashington gap ac mong ban ngay
Các chuyên gia Nga mới đây cũng gọi tên nỗi sợ hãi hạt nhân của người Mỹ

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 kêu gọi xây dựng năng lực quân sự của đất nước trong 10 năm tới để chống lại các mối đe dọa toàn cầu. Tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, ông Putin nói rằng công nghệ quân sự đang phát triển nhanh chóng đồng thời sự cạnh tranh và đối đầu đang gia tăng trên thế giới.

 

Theo ông: "Nhiệm vụ của chúng ta trong thập kỷ tới là tiếp tục củng cố và phát triển tiềm năng quân sự và kỹ thuật cũng như nguồn nhân lực của quân đội".

Cũng tại cuộc họp, Tổng thống Putin cho biết chương trình trang bị vũ khí mới và kế hoạch phát triển tổ hợp công nghiệp quân sự Nga sẽ được soạn thảo vào năm tới. Nhiệm vụ chính sẽ là xây dựng các đặc điểm định tính và định lượng vũ khí và thiết bị quân sự.

Trong vài năm tới, tỷ lệ vũ khí và thiết bị hiện đại trong lục quân, hải quân, cơ quan an ninh và thực thi pháp luật Nga cần được nâng lên 70% so với 68% hiện nay và sau đó được giữ ổn định ở mức này, ông nói.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm