Quốc tế

Belarus định "âm thầm" giữ hàng nghìn đầu đạn hạt nhân Liên Xô để làm gì?

Sau khi Liên Xô giải thể, Belarus đã sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và kỳ vọng đây sẽ là "vốn" để Belarus "nói chuyện" với "anh lớn" Nga và Mỹ. Nhưng sự thật lại không như vậy, những vũ khí hạt nhân này lại có số phận "bi thảm".

Tướng Nga thừa nhận sự thật gây sốc về năng lực phòng thủ tên lửa của Moskva / Tổng tư lệnh Hải quân Nga “bật mí” về thử nghiệm tên lửa siêu thanh Zircon

Theo hãng thông tấn Spunik Nga, cựu Chủ tịch Quốc hội Belarus Stanislav Shushkevich mới đây cho biết, khi Liên Xô tan rã, Belarus thực sự sở hữu vũ khí hạt nhân có thể tùy thời tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nếu Belarus không trả lại tất cả vũ khí hạt nhân (nợ nước ngoài) cho Nga thì Belarus sẽ trở thành cường quốc hạt nhân lớn thứ tư trên thế giới. Với hơn 1.000 đầu đạn hạt nhân và 81 tên lửa liên lục địa Topol được giữ lại, Belarus đủ sức phá hủy châu Âu.

Belarus đã từng sở hữu hàng nghìn đầu đạn hạt nhân và nhiều tên lửa liên lục địa có thể tiêu diệt bất cứ quốc gia châu Âu nào. Nguồn: Sohu.

Tương tự Belarus, nếu như Ukraine không phá hủy 1.300 đầu đạn hạt nhân sau khi Liên Xô tan rã, thì nước này không chỉ trở thành cường quốc hạt nhân thứ 3 trên thế giới, mà còn không rơi vào tình trạng hiện nay. Tuy nhiên, trên thực tế, trước khi ký kết Hiệp ước Belovezh năm 1991 (Hiệp ước về việc giải thể Liên Xô và thành lập SNG), cả Ukraine và Belarus đều đã đồng ý hủy bỏ vũ khí hạt nhân vô điều kiện.

Trong bối cảnh khi đó, Liên Xô đã để lại vũ khí hạt nhân cho Belarus, nhưng với với nền kinh tế gần như “cạn kiệt” và là “hàng xóm” của “anh lớn” Nga, Belarus không thể một mặt duy trì đe dọa hạt nhân, mặt khác lại yêu cầu Nga hỗ trợ Belarus duy trì và bảo đảm những vũ khí hạt nhân này luôn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu.

Ông Shushkevich cũng cho biết, nhiều người đã chỉ trích việc Belarus khi đó từ bỏ vũ khí hạt nhân là hành động “ngu xuẩn”. Tuy nhiên, thực tế là Belarus đã phản đối Nga thì làm sao có thể giữ lại vũ khí hạt nhân? Những người lãnh đạo tối cao của Belarus từ năm 1991-1994 đã chỉ trích ông Shushkevich “nhu nhược” khi không cố gắng giữ lại vũ khí hạt nhân. Tổng thống Belarus hiện nay ông Lukashenko vẫn luôn cho rằng: Thật là sai lầm khi Belarus từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nếu bây giờ Belarus có vũ khí như vậy, các quốc gia khác sẽ nói chuyện với Belarus theo cách khác, sẽ không dám “tùy tiện chỉ tay” vào Belarus.

Chính phủ Belarus từng có ý định "âm thầm" giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô. Nguồn: Sohu.

Ông Shushkevich cũng tiết lộ, vào thời điểm khi Liên Xô tan rã, Chính phủ Belarus khi đó đã có ý định “âm thầm” giữ lại những vũ khí hạt nhân chiến lược và chỉ hủy bỏ một số loại vũ khí có khả năng răn đe thấp để có thể làm đối trọng với Nga và Mỹ. Tuy nhiên, đây là một ý tưởng “hoang đường” và do nợ của Nga và Hiệp ước Belovezh cũng như việc Mỹ không khi nào dừng giám sát, nên Belarus cùng Ukraine phải phá hủy vũ khí hạt nhân của mình theo các Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân.

Ý tưởng này là tốt, nhưng không thực tế. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga trở thành “hàng xóm” của Belarus, trong tình hình này, dù cho quan hệ 2 nước tốt đến thế nào thì Nga cũng không muốn một quốc gia láng giềng chỉ vài nghìn người lại sở hữu đầu đạn hạt nhân. Ngoài ra, những vũ khí hạt nhân này được triển khai ở Belarus và Ukraine, nhưng hầu hết các công nghệ và linh kiện đều đến từ Nga.

 

Ngay cả khi Belarus và Ukraine đủ kinh phí duy trì vũ khí hạt nhân thì 2 quốc gia này cũng không thể làm “hài lòng” Nga để Nga giúp duy trì khả năng răn đe hạt nhân. Nói tóm lại, cả Belarus và Ukraine đều thực sự muốn giữ lại vũ khí hạt nhân cho mình, nhưng điều kiện không cho phép, đặc biệt là dưới sự “đe dọa” của Nga, 2 quốc gia này buộc phải từ bỏ số vũ khí này, đây là điều “bất đắc dĩ”.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm