Quốc tế

Chiến thuật đặc biệt giúp tiêm kích Su-35 dễ dàng đánh bại chiến đấu cơ thế hệ 5 Mỹ?

Chiến thuật đặc biệt của Su-35 sẽ gây ra nguy hiểm lớn cho các tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 và F-22 cực kỳ hiện đại của Mỹ, tờ báo Ấn Độ EurAsian Times nhận xét.

Vũ khí bí mật của Nga 'đốt cháy' vệ tinh và tàu vũ trụ trong không gian / Tại sao “Thiên nga trắng” Tu-160 là máy bay ném bom mạnh nhất thế giới?

Chiến thuật đặc biệt của Su-35 (hiện đang được sử dụng tích cực bởi Không quân Trung Quốc) theo dự báo sẽ khiến cho Mỹ phải vất cả đối phó. Tờ EurAsian Times cho biết, Bắc Kinh có trong biên chế 24 chiến đấu cơ loại này.

"Được trang bị tên lửa không đối không PL-15 do Trung Quốc sản xuất, Su-35 là mối đe dọa nghiêm trọng đối với máy bay chiến đấu tàng hình tối tân nhất hiện nay, bao gồm cả F-35 hoặc F-22 của Mỹ", tờ báo Ấn Độ lưu ý.

EurAsian Times nhấn mạnh, sự xuất hiện của Su-35 trên chiến trường buộc tiêm kích Mỹ phải rút lui. Truyền thông Ấn Độ dẫn chứng sự kiện năm 2017, khi F-22 phải rời khỏi vùng trời Syria sau cú áp sát của Su-35.

Các chuyên gia Ấn Độ giải thích: "Tiêm kích siêu cơ động Su-35 thuộc thế hệ 4,5, nghĩa là các đặc tính của nó rất gần với thế hệ thứ năm, điểm mạnh chính là tính linh hoạt và khả năng sử dụng vũ khí đa dạng với nhiều loại tên lửa, bom... khác nhau".

Nhà phân tích của ấn phẩm trên nhấn mạnh: “Thiết kế của Su-35 sử dụng những giải pháp kỹ thuật thành công nhất, đã từng được thử nghiệm trên các nền tảng thế hệ trước thuộc họ Su-27 và Su-30”.

Một trong những con át chủ bài của Su-35 là động cơ vector lực đẩy 3 chiều, cung cấp cho nó mức độ linh hoạt đặc biệt, điều này mang lại lợi thế quyết định trước đối thủ phương Tây trong cận chiến.

Tiêm kích Su-35 do Nga sản xuất vẫn được nhiều chuyên gia quân sự phương Tây coi là đối thủ chính của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm của Mỹ, bao gồm F-35 Lightning II và F-22 Raptor.

EurAsian Times tin rằng khi gặp Su-35, tiêm kích F-35 và F-22 sẽ cố gắng tránh đối đầu Ví dụ, F-35 sẽ phải sử dụng khả năng "tàng hình" và cố gắng không xâm nhập vào khu vực cận chiến, cổng thông tin Ấn Độ dự đoán.

Su-35 còn nguy hiểm hơn khi nó được trang bị radar mảng pha quét thụ động Irbis hiệu quả, cho phép phát hiện cả tiêm kích thế hệ thứ năm của Mỹ. Điều này giải thích tại sao các máy bay chiến đấu do Nga sản xuất rất đáng sợ không chỉ trong tầm gần mà còn cả ở tầm xa.

Máy bay chiến đấu Su-35 của Trung Quốc đã nhận được tên lửa không đối không PL-15 với tầm bắn 300 km. Hiện tại, được biết Bắc Kinh còn đang phát triển tên lửa PL-21 có tầm bắn vượt ngoài con số 300 km.

Bài báo của EurAsian Times cho biết: “Một chiếc máy bay mạnh mẽ như Su-35, được trang bị tên lửa tầm xa của Trung Quốc, chắc chắn sẽ tấn công được cả máy bay cảnh báo sớm (AWACS) và máy bay tiếp dầu”.

"Chiến thuật độc đáo như vậy sẽ hạn chế đáng kể khả năng của tiêm kích tàng hình F-35 và F-22, từ đó thu hẹp bán kính chiến đấu của chúng".

Nga cũng có một loại đạn hàng không tầm xa mạnh mẽ, cụ thể chúng ta đang nói về tên lửa siêu thanh Vympel R-37, các nhà phân tích của tờ báo Ấn Độ chỉ rõ.

EurAsian Times kết luận: “Không cần phải nói, Su-35 là một tiêm kích hiệu quả cao. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Mỹ không còn các ưu điểm kỹ thuật chẳng thể phủ nhận như trước đây, thậm chí ngay cả những tiêm kích thế hệ thứ năm tiên tiến cũng dễ bị tấn công, đặc biệt là F-35”.

"Mỹ sẽ phải đẩy nhanh phát triển thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo, không quân nước này cần thay thế phi đội hiện có càng sớm càng tốt, bởi vì các tiêm kích của họ đang gặp bất lợi trước đối thủ cạnh tranh do Nga sản xuất, cũng như từ những hệ thống phòng không tiên tiến như S-400 và S-500".

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm