Quốc tế

Hệ thống Auto-GCAS có mạnh như Mỹ tuyên bố?

Với thiết kế tối tân, hệ thống Auto-GCAS có thể cứu mạng phi công và mang lại sự an toàn cho máy bay khi phát sinh sự cố.

Tổng thống Trump xác nhận các kế hoạch tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Mỹ / Tham vọng của Mỹ sử dụng AI để thay đổi bộ mặt chiến tranh tương lai

Theo Lockheed Martin, kể từ khi chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014 đến nay, Hệ thống tránh va chạm mặt đất tự động (Auto-GCAS) đã cứu sống được 10 phi công và 9 chiếc chiến đấu cơ F-16.

Hệ thống Auto-GCAS được phát triển bởi Lockheed Martin Skunk Works, Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân và Cơ quan hàng không vũ trụ quốc gia (NASA).

He thong Auto-GCAS co manh nhu My tuyen bo?
Tiêm kích F-16.

Hiện hệ thống Auto-GCAS được trang bị cho loạt F-16, căn cứ vào kết quả hoạt động này, Auto-GCAS sắp tới sẽ được tích hợp trên chiến đấu cơ thế hệ 5 F-22, F-35 và máy bay F/A-18.

Vụ cứu sống máy bay của Auto-GCAS gần đây nhất là vụ việc xảy ra hồi năm 2016 với chiếc F-16. Khi một học viên phi công quốc tế lái chiếc F-16 của Không quân Vệ binh quốc gia bang Arizona cất cánh từ căn cứ Edwards, huấn luyện viên bay chiếc F-16 bên cạnh.

Sau khi làm một vòng lộn nhào ở 1 góc 50 độ khiến lực gia tốc hướng tâm (G-force) tăng lên đến 8,3G, phi công không thể kéo cần lái cho máy bay vọt lênđược vì bị choáng và ngất đi.

Khi đó chiếc F-16 vẫn lao vùn vụt xuống mặt đất, từ độ cao khoảng 5.000m xuống 3.500m chỉ trong 22 giây, phi công bất động vì ngất, mặc huấn luyện viên kêu trong bộ đàm "bay lên, bay lên".

Rất may trong tình huống đó khi máy bay xuống tới độ cao 2.500m, hệ thống Auto-GCAS liền khởi động, sau khi so sánh hướng bay của máy bay và dữ liệu địa hình mặt đất, đã nhận ra tình huống nguy hiểm là có thể đâm xuống đất.

 

Ngay lập tức, Auto-GCAS đã tự động điều khiển cho máy bay lượn vòng bay lên, lúc đó độ cao của máy bay so với mặt đất khoảng 1.200 m.

Khi máy bay vọt lên lại thì phi công cũng vừa hồi tỉnh liền nắm lấy cần lái điều khiển máy bay, lực G quay lại mức 5 bình thường. Tính từ lúc phi công bị choáng đến lúc máy bay lấy lại điều khiển là mất vài chục giây. Đây là điểm mấu chốt,nếu thời gian xử lýlớnhơn giới hạn này thì không thể cứu.

Thiếu tá huấn luyện viên Luke O’Sullivan cũng công nhận rằng Auto-GCAS quả là một hệ thống đáng tin cậy.

Tuy nhiên, theo số liệu thống kê trang Defence-blog có được, kể từ năm 2014 (thời điểm Auto-GCAS chính thức hoạt động), đã có ít nhất 3 vụ tai nạn của F-16 xảy ra với nguyên nhân được xác định do lỗi hệ thống điều khiển và phi công điều khiển gặp vấn đề về sức khỏe nhưng không thấy Auto-GCAS kích hoạt.

Vì vậy, để chứng minh hệ thống Auto-GCAS tin cậy như những gì được giới thiệu cần phải có thêm thời gian để kiểm chứng.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm