Quốc tế

NATO muốn triển khai hệ thống phòng thủ tại Belarus?

Belarus ngày càng cho thấy khả năng nghiêng về NATO và Mỹ, đồng thời thay thế vai trò của Nga tại quốc gia này.

Nhật Bản thành lập lực lượng phòng thủ không gian / Hệ thống phòng thủ tên lửa Nga chưa thể đẩy lùi cuộc tấn công quy mô lớn

Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tới Belarus đã dẫn đến những hậu quả tiêu cực đối với Nga tại quốc gia này. Lý do dẫn đến nhận định trên là một tuyên bố của người đứng đầu Bộ Ngoại giao Belarus với Hoa Kỳ, trong đó đề nghị ông Mike Pompeo và Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương thắt chặt hơn quan hệ với nước này.

"Chúng tôi hoan nghênh một vai trò tích cực hơn của Hoa Kỳ tại Belarus. Dựa trên vai trò to lớn của Washington trên trường quốc tế. Đặc biệt, một cuộc trao đổi quan điểm đã diễn ra về tình hình trong khu vực và về triển vọng tương tác của Belarus với NATO".

Bộ trưởng Ngoại giao Belarus cho biết thêm rằng "ý định của Minsk là nỗ lực duy trì hòa bình và an ninh trên lục địa". Theo các nhà quan sát, rõ ràng là chỉ ra rằng nếu Nga không tìm kiếm mối quan hệ có lợi với Belarus thì họ có thểsẽ quay sang phát triển với phương Tây.

Theo đánh giá từ các chuyên gia, rủi ro lớn nhất đối với Nga trong vai trò tích cực của Hoa Kỳ tại Belarus chính là biên giới của quốc gia này chỉ cách Moskva có vỏn vẹn 400 km và những bất đồng rõ ràng giữa Belarus với Nga cuối cùng có thể dẫn đến việc NATO thực hiện tốt các bước đi để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của họ nằm sát biên giới Belarus - Nga.

Nguy cơ rất cao Belarus sẽ cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO sát biên giới Nga
Nguy cơ rất cao Belarus sẽ cho phép triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO sát biên giới Nga

Nguy cơ này đang ngày càng trở nên hiện hữu khi Bộ Quốc phòng Belarus mới đây đã tuyên bố nước này sẽ xem xéttổ chức một cuộc tập trận quốc tế với NATO ngay sát biên giới Nga, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ Moskva.

Trong trường hợp các hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO nằm sát biên giới Nga thì rõ ràng sẽ khiến Moskva phải lo lắng, bởi bên cạnh chức năng chính của mình thì tổ hợp Aegis trên cạn còn có khả năng âm thầm triển khai tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk từ các ống phóng thẳng đứng Mk 41.

Nhưng quan trọng hơn cả, Belarus được xem như bức tường cuối cùng ngăn cách Nga với NATO sau khi Ukraine và Gruzia đang xúc tiến các kế hoạch để sớm gia nhập tổ chức quân sự này cũng như trở thành thành viên của Liên minh châu Âu - EU.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm