Quốc tế

Nga-Ấn biến BrahMos thành tên lửa diệt AWACS

Với dự án phát triển phiên bản đánh chặn, liên doanh Nga-Ấn Độ đang tạo ra dòng tên lửa siêu thanh đa năng hàng đầu thế giới.

Iraq buông F-16, xem xét mua MiG-29 / Tàu sân bay Mỹ sẽ hoạt động ngoài tầm tên lửa

Theo ông Alexander Maksichev, đồng giám đốc liên doanh Nga - Ấn Độ BrahMos, phiên bản tên lửa hành trình BrahMos dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như máy bay AWACS sẽ chính thức được chế tạo vào năm 2024.

"Dự án tên lửa Brahmos dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không như máy bay AWACS đã được phê duyệt, công tác chuẩn bị để thực hiện vụ phóng đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2024", ông Maksichev nói.

Nga-An bien BrahMos thanh ten lua diet AWACS
Tên lửa siêu thanh BrahMos.

Vị giám đốc này cho biết thêm, sự khác biệt cơ bản của loại tên lửa này là nó được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu lớn và quan trọng trên không, ví dụ như máy bay tuần tra lắp đặt hệ thống radar cảnh báo sớm AWACS.

"Vì vậy, chúng tôi đang mở rộng phạm vi đối phó mục tiêu cho tên lửa BrahMos, trong một vài năm tới nó sẽ có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên không.

Nghĩa là, nền tảng sẽ vẫn giống nhau, chỉ một số chi tiết được hiện đại hóa và có bộ não khác, đó là một đầu tự tìm mục tiêu radar, tức là mục tiêu tương phản (trên không), để tiêu diệt", giám đốc liên doanh BrahMos nói.

Phiên bản đánh chặn máy bay cỡ lớn của BrahMos được thực hiện đồng thời với dòng đất đối đất có tốc độ lên tới gần Mach 7 và được chia thành từng giai đoạn.

"Giai đoạn đầu từ năm 2024-2025 sẽ chế tạo tên lửa có tốc độ Mach 4-5. Giai đoạn hai từ năm 2026-2027 chế tạo tên lửa có tốc độ gần Mach 7", ông Maksichev nói.

 

Hiện nay, các chuyên gia của BrahMos đã thử nghiệm một số thành tố và bộ phận kết hợp của tên lửa, cho phép phát triển đến tốc độ dự định.

"Với nền tảng có sẵn, việc tăng tốc độ cho tên lửa lên gần Mach 7 hoàn toàn không phải là chuyện quá khó", ông Maksichev nhấn mạnh.

Điều đặc biệt theo nguồn tin quân sự Nga, tất cả những tên lửa BrahMos có tốc độ từ Mach 4-5 trở lên đều được tăng tầm bắn gấp đôi so với hiện tại - khoảng 600km.

Việc nối tầm được áp dụng cho tất cả các phiên bản phóng từ trên bộ, trên không, trên biển và mới nhất là bản đánh chặn.

Như vậy, liên doanh nga và Ấn Độ đang tạo ra dòng tên lửa siêu thanh có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ hàng đầu thế giới hiện nay.

 

Được biết, dù cùng phát triển nhưng hiện có khoảng 65% chi tiết của BrahMos được cung cấp bởi Nga, bao gồm cả đầu dò radar và động cơ phản lực. Phần còn lại do nhaf thầu của Ấn Độ thực hiện.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm