Quốc tế

Nhật Bản chi 19,6 tỷ USD để chặn đà giảm của đồng Yen

Bộ Tài chính Nhật Bản hôm 30/9 cho biết họ đã chi 19,6 tỷ USD trong tháng 9/2022 để nỗ lực ngăn chặn đà trượt giá của đồng Yen.

Nhân dân tệ áp sát đáy 14 năm / WB hạ dự báo tăng trưởng khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Đồng Yen của Nhật Bản. (Ảnh: Bloomberg)

Trong một thông báo ngắn gọn, Bộ trên cho biết họ đã chi 2.800 tỷ Yen (19,6 tỷ USD tính theo tỷ giá hối đoái hôm 30/9) cho các hoạt động can thiệp trên thị trường ngoại hối trong giai đoạn từ ngày 30/8 đến 28/9. Nhưng Bộ không công bố các số liệu cụ thể trong từng ngày.

Trước đó vào ngày 22/9, Bộ Tài chính Nhật Bản đã thông báo sẽ can thiệp vào thị trường tiền tệ, đánh dấu động thái nhằm hỗ trợ đồng Yen đầu tiên kể từ năm 1998 khi đồng nội tệ nước này xu hướng ở duy trì quanh mức thấp nhất trong 24 năm so với đồng USD.

Ban đầu, thị trường ước tính quy mô của vụ can thiệp trị giá khoảng 3.000 tỷ Yen. Dù vậy, truyền thông địa phương cho biết khoản can thiệp 2.800 tỷ Yen vẫn là một trong những khoản chi lớn nhất cho một cuộc can thiệp ngắn hạn của Bộ Tài chính Nhật Bản. Trước đó vào ngày 10/4/1998, Bộ này đã chi 2.620 tỷ Yen cho một động thái tương tự.

Chính phủ Nhật Bản đã lựa chọn hành động vì đồng Yen giảm giá đồng nghĩa với việc chi phí nhập khẩu các mặt hàng như năng lượng và thực phẩm tăng cao, ảnh hưởng đến cả các hộ gia đình lẫn doanh nghiệp.

Sự can thiệp đã thúc đẩy đồng bạc xanh yếu đi và có thời điểm xuống mức 140,70 Yen đổi 1 USD. Nhưng kể từ đó, đồng USD đã tăng trở lại và đạt 144,47 Yen đổi 1 USD vào tối 30/9.

 

Đồng Yen đã liên tục suy yếu so với đồng USD trong nhiều tháng, khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất để chống lạm phát phi mã nhưng Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) vẫn duy trì chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng để bảo vệ đà tăng trưởng kinh tế mong manh của quốc gia. Chính những khác biệt về chính sách này đã khiến đồng Yen kém hấp dẫn hơn so với đồng USD.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm