Quốc tế

Quân đội Mỹ phóng thử thành công vũ khí siêu vượt âm tương lai

Lầu Năm góc cho biết, Hải quân và Lục quân Mỹ đã phối hợp thực hiện thành công vụ phóng thử vũ khí siêu vượt âm thế hệ mới Common-Hypersonic Glide Body (C-HGB) tại bãi thử vũ khí hải quân trên đảo Kauai thuộc quần đảo Hawaii. Vụ phóng được coi là bước tiến lớn của Mỹ trong cuộc đua phát triển vũ khí siêu vượt âm tương lai mới.

Tốc độ vũ khí siêu vượt âm của Nga tiếp tục gia tăng chóng mặt / Vũ khí siêu vượt âm Nga bị nghi ngờ không thể vượt vận tốc Mach 10

Theo các thông tin sơ bộ, C-HGB được thiết kế để có tốc độ bay gấp nhiều lần tốc độ âm thanh, nhưng con số cụ thể không được tiết lộ. Đại diện Cơ quan Phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA) cho biết, toàn bộ thông tin và dữ liệu về vụ phóng thử đã được thu thập và nó sẽ được sử dụng để hoàn thiện cho chương trình phát triển C-HGB, cũng như hệ thống vũ khí phòng thủ có khả năng đối phó với các dòng vũ khí siêu vượt âm mới của các quốc gia đối địch.

C-HGB được coi là đối trọng của Mỹ với thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard của Nga.

Công nghệ C-HGB đã được Phòng thí nghiệm quốc gia Mỹ Sandia thử nghiệm thành công trong các năm 2011 và 2017. Công nghệ này khi được áp dụng trong các chương trình vũ khí của Quân đội Mỹ được mang nhiều tên gọi khác nhau, như: LRHW của Lục quân, Vũ khí siêu vượt âm tấn công nhanh của Hải quân và Vũ khí tấn công siêu vượt âm đa dụng của Không quân. Giới chức quân sự Mỹ cho biết, C-HGB được thiết kế để bay với tốc độ 6.100km/giờ và khả năng tự động cơ quỹ đạo để ngăn ngừa khả năng bị đánh chặn.

Tham gia vào quá trình chế tạo các C-HGB có các hãng chế tạo hàng đầu của Mỹ như: Công ty Dynetics Technical Solutions, General Atomics (thiết kế, chế tạo hệ thống điện tử tích hợp trong khoang), Raytheon (hệ thống điều khiển) và Lockheed Martin (tích hợp hệ thống và phương tiện mang phóng).

C-HGB chính là câu trả lời của Mỹ đối với thiết bị lượn siêu vượt âm Avangard được Nga giới thiệu năm 2018. Khi được công bố, Avangard đã khiến giới chức quân sự Mỹ sửng sốt và không có vũ khí đối trọng.

Thiết bị lượn siêu vượt âm mới của Nga có thể mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân bay tới mục tiêu giống như một mảnh thiên thạch với vận tốc đạt tới Mach 20, tương đương tốc độ vũ trụ cấp 1. Khi đạt vận tốc bay tối đa, bề mặt của Avangard bị ma sát nung nóng tới gần 2.000 độ C, nhưng các nhà khoa học Nga đã phát triển công nghệ vật liệu đặc biệt giúp thiết bị lượn siêu vượt âm này không chỉ giữ nguyên hình dạng khí động, mà còn có thể cơ động trong khi bay với hệ thống cánh lái đặc biệt. Đây là công nghệ phía Mỹ chưa sở hữu.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm