Quốc tế

Tên lửa AARGM-ER đủ sức khiến S-400 bị bất ngờ?

Theo Flight Global, Hải quân Mỹ đang phối hợp với nhà thầu Northrop Grumman tích hợp tên lửa chống bức xạ AARGM-ER lên tiêm kích hạm F-35C và F/A-18.

Tên lửa AGM-88E bất lực trước S-400 kể cả được nâng cấp? / Mỹ phát triển tên lửa chống bức xạ mới

Khi hoàn thành trang bị cho Không quân và Hải quân Mỹ, tên lửa này sẽ được trang bị cho Không quân của một số quốc gia đồng minh. Được biết, AARGM-ER là phiên bản nâng cấp từ tên lửa AGM-88E.

Những nâng cấp lớn của AARGM-ER bao gồm việc thay thế động cơ tên lửa đẩy và hệ thống đuôi nhằm tăng tầm bắn, duy trì các cảm biến và trang thiết bị điện tử của AGM-88E, đang được nâng cấp trong một dự án độc lập khác.

Ten lua AARGM-ER du suc khien S-400 bi bat ngo?
Đối phó với F-35 khi mang AARGM-ER không phải là chuyện dễ với S-400 Nga.

Với loạt thay đổi trên, khả năng mới của AARGM-ER so với những phiên bản trước đó có khác biệt lớn bao gồm: Tấn công chống radar với xử lý tín hiệu tiên tiến và phạm vi phủ sóng được cải thiện rất nhiều, phạm vi phát hiện mục tiêu rộng hơn...

Để tăng độ chính xác khi diệt mục tiêu, AARGM-ER được tích hợp hệ thống kiểm soát mục tiêu HCSM của Không quân Mỹ, nhằm nâng cao khả năng chính xác và giảm thiệt hại phụ trong quá trình sử dụng.

HCSM được trang bị hệ thống định vị vệ tinh GPS cùng thiết bị đo quán tính IMU giúp nó có khả năng tấn công chính xác mục tiêu, dù bị tác động bởi mọi hình thức gây nhiễu nào đi nữa.

Tên lửa chống radar cao tốc AARGM-ER là một trong những vũ khí quan trọng của Mỹ trên chiến trường, nó giúp tiêu diệt hệ thống radar cảnh giới của đối phương, bảo vệ an toàn cho các đợt không kích của Quân đội Mỹ trước hệ thống phòng không của kẻ địch.

AARGM-ER sử dụng hệ dẫn quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn radar chủ động pha cuối. Nguyên lý chung của loại vũ khí này là, bám theo cánh sóng radar để đánh vào đài anten máy phát. Với tốc độ cực cao, kích thước nhỏ, AARGM-ER là bài toán khó đối với hệ thống đánh chặn đối phương.

 

Về lý thuyết, AARGM-ER trên tiêm kích tàng hình F-35 hoàn toàn có thể tiêu diệt được hệ thống phòng không tối tân như S-400. Bởi dòng tên lửa này có tầm bắn tối đa 150km và tốc độ Mach 1,84.

Trong khi đó, thông tin từ chính nhà sản xuất và lực lượng phòng thủ Nga nhiều lần cho biết, radar của S-400 có thể nhìn thấy F-35 ở cự ly tối đa không quá 120km.

Như vậy, F-35 hoàn toàn có thể tiếp cận đủ gần và khai hỏa trong khi S-400 vẫn chưa thể phát hiện được sự nguy hiểm đang đến gần.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm