Quốc tế

Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ được hoàn thiện với tốc độ chóng mặt

Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ được cho là đang tiến hành những bài thử nghiệm đầu tiên nhằm chứng tỏ ưu thế tuyệt đối của Washington trước các đối thủ.

Hé lộ nguyên nhân dẫn tới mức giá siêu đắt của tiêm kích tàng hình Su-57 / Tại sao Ấn Độ quyết giữ lại MiG-21 dù chúng liên tục 'gãy cánh'?

Một chiến đấu cơ với hình dáng rất bất thường đã được phát hiện tại một căn cứ của Không quân Mỹ, nó có bề ngoài gần giống với khái niệm về tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ đã được công bố trước đây.

Đáng chú ý là hình ảnh chiếc máy bay - theo công bố từ giới truyền thông, đã được chụp tại địa điểm có tên gọi "Nhà máy số 42" nằm ở sa mạc Mojave, nơi các loại vũ khí bí mật thế hệ mới nhất của Mỹ được tiến hành thử nghiệm.

Có thể dễ dàng nhận thấy sự tương đồng giữa nguyên mẫu tiêm kích đã chế tạo và phiên bản khái niệm của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Một số nghi ngờ tập trung vào việc chiếc chiến đấu cơ nói trên không có buồng lái rõ ràng, cũng như kích thước tương đối nhỏ của nó.

Tuy nhiên đây hoàn toàn có thể là một chiếc tiêm kích phiên bản không người lái, bởi vì đối với máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, bắt buộc phải tồn tại biến thể có người lái và không người lái.

Ngoài ra có một số gợi ý rằng chúng ta đang nói về một mô hình khí động học nhằm mục đích vượt qua các bài kiểm tra tại một khu thử nghiệm bí mật nào đó.

Vào tháng 5/2021, Phó Tham mưu trưởng Chiến lược Không quân Mỹ - Tướng Clinton Hinough đã tiết lộ thông tin rằng chiếc tiêm kích nói trên đã thực hiện chuyến bay đầu tiên, và dự kiến đến năm 2030 nó sẽ bắt đầu thay thế những chiếc F-22 Raptor.

Theo ông Hinough, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Mỹ có thiết kế dạng module với hai tùy chọn: có người lái hoặc không người lái, đây là một trong những yếu tố chính khiến phương tiện này được phân loại thuộc thế hệ cao hơn.

“Không quân Mỹ vẫn chưa tiết lộ khi nào máy bay tiêm kích được phát triển theo chương trình NGAD sẽ đi vào hoạt động, mặc dù đã có thông báo vào tháng 9 năm ngoái rằng ít nhất một nguyên mẫu trình diễn cho dự án này đã được tạo ra".

"Trong một cuộc phỏng vấn, Tướng Hinough ám chỉ rằng mẫu trình diễn thứ hai có thể là một thiết kế phần tiếp theo và hoàn toàn mới, nó đã được sản xuất, thậm chí đã thực hiện chuyến bay đầu tiên", trang The Drive trích dẫn.

"Khi bạn cho phép chương trình vũ khí đi theo hình xoắn ốc, bạn sẽ phát triển nền tảng tiếp theo với phần mềm và công nghệ cảm biến mới", Tướng Hinough tuyên bố và gợi ý rằng quá trình lặp lại mới có thể xuất hiện theo chu kỳ từ 5 đến 8 năm một lần.

Được biết với sự ra đời của tiêm kích thế hệ thứ sáu, Không quân Mỹ muốn giảm số lượng máy bay chiến đấu đang phục vụ trong biên chế xuống chỉ còn 4 chủng loại thay vì 7 như hiện nay.

Hiện tại các chuyên gia cho rằng Mỹ đang rất nghiêm túc tiến tới việc triển khai dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, và mặc dù việc phát triển dòng tiêm kích tương tự cũng đang được Nga tiến hành nhưng cho tới lúc này vẫn chưa có thông tin gì cụ thể từ Moskva.

Như vậy Mỹ vẫn chứng tỏ ưu thế về hàng không quân sự trước các đối thủ cạnh tranh nhờ vào tiềm lực tài chính cũng như khoa học kỹ thuật hùng hậu, bỏ xa những quốc gia kế tiếp một khoảng cách đáng kể.

Cần nhắc lại, sau khi tiêm kích tàng hình thế hệ năm đầu tiên trên thế giới là F-22 Raptor đi vào phục đã hơn 20 năm nhưng vẫn chưa có ai chế tạo được sản phẩm tương tự, những chiếc J-20 của Trung Quốc hay Su-57 do Nga sản xuất vẫn cần hoàn thiện nhiều để đạt được tính năng thiết kế.

Nếu tiêm kích thế hệ sáu của Mỹ hoàn thiện trong tương lai gần, dự báo Washington sẽ lại duy trì ưu thế công nghệ hàng không quân sự của mình với khoảng cách ít nhất 2 thập kỷ so với những đối thủ lớn nhất.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm