Quốc tế

Tỉnh nào có nhiều thành phố nhất miền Nam?

DNVN - Theo Atlas địa lý Việt Nam, Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất miền Nam. Đơn vị này hiện có 3 thành phố trực thuộc tỉnh là Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ), Thuận An và Dĩ An. Bình Dương cũng là địa phương có nhiều thành phố thứ 2 nước ta, sau tỉnh Quảng Ninh

Người đầu tiên tìm thấy đội quân đất nung của Tần Thủy Hoàng bây giờ ra sao? Bị dân làng kỳ thị suốt 20 năm! / Bí ẩn ngôi làng biến mất không dấu vết sau một đêm, tất cả loài rắn cũng bỏ chạy: Sự thật ớn lạnh!

Theo Atlas địa lý Việt Nam, Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất miền Nam. Đơn vị này hiện có 3 thành phố trực thuộc tỉnh là Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ), Thuận An và Dĩ An. Bình Dương cũng là địa phương có nhiều thành phố thứ 2 nước ta, sau tỉnh Quảng Ninh (có 4 thành phố trực thuộc tỉnh). Ảnh: Thành phố mới Bình Dương.

Theo Atlas địa lý Việt Nam, Bình Dương là tỉnh có nhiều thành phố nhất miền Nam. Đơn vị này hiện có 3 thành phố trực thuộc tỉnh là Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ), Thuận An và Dĩ An. Bình Dương cũng là địa phương có nhiều thành phố thứ 2 nước ta, sau tỉnh Quảng Ninh (có 4 thành phố trực thuộc tỉnh). Ảnh: Thành phố mới Bình Dương.

Long Xuyên là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, cũng là tỉnh lỵ của tỉnh này. Long Xuyên hiện là đô thị loại 1, diện tích hơn 144 km2, dân số hơn 502 nghìn người, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược, điểm giao thoa giữa 2 khu vực năng động của vùng đô thị trung tâm và tứ giác Long Xuyên. Thành phố đồng thời nằm trong trung tâm của vùng tam giác phát triển TP.HCM - Cần Thơ - Phnompenh (Campuchia). Ảnh: Báo An Giang.

Long Xuyên là thành phố trực thuộc tỉnh An Giang, cũng là tỉnh lỵ của tỉnh này. Long Xuyên hiện là đô thị loại 1, diện tích hơn 144 km2, dân số hơn 502 nghìn người, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh An Giang, có vị trí chiến lược, điểm giao thoa giữa 2 khu vực năng động của vùng đô thị trung tâm và tứ giác Long Xuyên. Thành phố đồng thời nằm trong trung tâm của vùng tam giác phát triển TP.HCM - Cần Thơ - Phnompenh (Campuchia). Ảnh: Báo An Giang.

Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Rạch Giá là tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang. Thành phố Rạch Giá có diện tích hơn 105 km2, dân số hơn 340 nghìn người. Đây là một trong những thành phố biển của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: CTTĐT thành phố Rạch Giá.

Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Rạch Giá là tỉnh lỵ của tỉnh Kiên Giang. Thành phố Rạch Giá có diện tích hơn 105 km2, dân số hơn 340 nghìn người. Đây là một trong những thành phố biển của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Ảnh: CTTĐT thành phố Rạch Giá.

Theo sách giáo khoa Địa lý 12, thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai, là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất ở miền Nam. Dân số Biên Hòa hiện khoảng 1,2 triệu người. Thành phố Cần Thơ có dân số tương đương Biên Hòa nhưng đây là thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Biên Hòa.

Theo sách giáo khoa Địa lý 12, thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai, là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất ở miền Nam. Dân số Biên Hòa hiện khoảng 1,2 triệu người. Thành phố Cần Thơ có dân số tương đương Biên Hòa nhưng đây là thành phố trực thuộc Trung ương. Ảnh: Biên Hòa.

Thạch Động (Động Thạch Sanh) là thắng cảnh thuộc địa phận xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (nay là thành phố Hà Tiên). Đây là khối núi đá vôi khổng lồ, dựng đứng tựa như ngọn tháp với chiều cao khoảng 90 m. Thạch Động là nơi gắn liền truyền thuyết về Thạch Sanh từng cứu công chúa Quỳnh Nga bị đại bàng bắt đi. Ảnh: Báo Kiên Giang.

Thạch Động (Động Thạch Sanh) là thắng cảnh thuộc địa phận xã Mỹ Đức, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang (nay là thành phố Hà Tiên). Đây là khối núi đá vôi khổng lồ, dựng đứng tựa như ngọn tháp với chiều cao khoảng 90 m. Thạch Động là nơi gắn liền truyền thuyết về Thạch Sanh từng cứu công chúa Quỳnh Nga bị đại bàng bắt đi. Ảnh: Báo Kiên Giang.

Cả 3 tỉnh trên đều có 2 thành phố trực thuộc tỉnh. Ngoài ra, một số tỉnh ở miền Nam có 2 thành phố trực thuộc là Kiên Giang, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cả 3 tỉnh trên đều có 2 thành phố trực thuộc tỉnh. Ngoài ra, một số tỉnh ở miền Nam có 2 thành phố trực thuộc là Kiên Giang, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang), Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) mới được thành lập từ đầu năm 2020. Đây là 3 thành phố vừa mới được thành lập ở nước ta. Ảnh: Thành phố Ngã Bảy/ Báo Hậu Giang.

Theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thành phố Ngã Bảy (Hậu Giang), Dĩ An, Thuận An (Bình Dương) mới được thành lập từ đầu năm 2020. Đây là 3 thành phố vừa mới được thành lập ở nước ta. Ảnh: Thành phố Ngã Bảy/ Báo Hậu Giang.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm