Thị trường

Saudi Arabia và Nga "bắt tay" cứu thị trường dầu mỏ

(DNVN) - Moskva và Riyadh đã đạt quan điểm chung về thỏa thuận tiềm năng của OPEC và các nước đứng ngoài tổ chức nhằm ổn định thị trường dầu mỏ tại cuộc gặp trong tháng 11 tới.

Người đứng đầu Bộ Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih thông báo điều này tại cuộc họp báo vào ngày Chủ nhật 23/10, theo hãng thông tấn Nga Sputnik.

Ông lưu ý rằng, lãnh đạo năng lượng các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) lạc quan trong dự báo về khả năng cải thiện tình hình thị trường và chấm dứt thời kỳ suy giảm giá.

"Nga và Saudi Arabia đã thỏa thuận hợp tác công nghệ ở cấp năng lượng cũng như về một số dự án sẽ được làm việc chi tiết trong tương lai gần" — Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết sau cuộc gặp với người đồng cấp Saudi Arabia.

Saudi Arabia và Nga "bắt tay" cứu thị trường dầu mỏ.

Trước đó, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu, Trung Quốc, hai nhà sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới là Nga và Saudi Arabia đã nhất trí phối hợp để ổn định giá dầu mỏ thế giới.

Bộ trưởng Năng lượng Nga gọi đây là sự hợp tác mang tính lịch sử trong quan hệ giữa Nga và Saudi Arabia, thành viên chủ chốt trong Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC.

Thời điểm đó, Bộ trưởng Năng lượng Nga và Bộ trưởng Bộ Năng lượng tài nguyên khoáng sản Saudi Arabia Khalid Al-Falih cũng ghi nhận một số thách thức trên thị trường dầu mỏ trước mắt và lâu dài. Hai Bộ trưởng cũng bày tỏ quan ngại về suy giảm chi phí trong ngành công nghiệp, cũng như hủy và hoãn các dự án đầu tư.

Chính vì vậy, để khắc phục vấn đề này, Nga và Saudi Arabia đã đi đến thống nhất phát triển hợp tác trong ngành dầu khí, bao gồm khai thác công nghệ mới, trao đổi thông tin và kinh nghiệm nhằm tăng cường sử dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiếp cận tài nguyên dầu khí, chế tạo thiết bị, cung cấp dịch vụ, đặc biệt là kỹ thuật, chuẩn bị và tổ chức các hoạt động nghiên cứu, đồng thời trong các lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo.

Đại diện Nga và Saudi Arabia cũng nhấn mạnh sự cần thiết nhằm tạo lập các kênh đối thoại và tương tác giữa các nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới.

 

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo