Tin tức - Sự kiện

Tập đoàn Mai Linh: 'Ma trận' quay vòng vốn

Sau 4 năm lỗ liên tiếp, vấn đề tái cấu trúc Tập đoàn Mai Linh đã được đặt ra cấp thiết. Tuy nhiên khi lật lại các báo cáo tài chính từ năm 2013 tới nay thì việc tái cấu trúc chỉ quanh quẩn ở các việc luân chuyển dòng vốn từ các 3 công ty đại chúng lớn là Tập đoàn Mai Linh (MLG), Công ty CP Mai Linh miền Bắc (MLMB), Công ty CP Mai Linh miền Trung tới các công ty như Công ty TNHH một thành viên đầu tư Hồ Huy và Công ty CP thương mại và đầu tư H.H&T, Công ty TNHH Du lịch Mai Linh, Công ty CP Vận tải tốc hành Mai Linh (Mai Linh Express).

Việc luân chuyển dòng vốn này đặt ra nghi vấn về việc rút vốn từ các công ty đại chúng về các công ty cá nhân, là sân sau của lãnh đạo MLG.

Đầu tiên phải nhấn mạnh đến đó là sự bất thường trong 2 công ty thuộc quyền sở hữu của ông Hồ Huy (Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mai Linh) là  Công ty TNHH một thành viên đầu tư Hồ Huy và Công ty CP thương mại và đầu tư H.H&T.

Theo một cổ đông thuộc Tập Đoàn Mai Linh nhận định: “MLG hút vốn, chiếm dụng vốn của MLMB và MNC nhưng do nợ xấu, lỗ khủng, dư nợ lớn, lãi vay phải trả quá lớn...nên nguồn tiền chiếm dụng sẽ không thể để ở MLG. Bởi nếu để tiền ở MLG thì làm sao các tổ chức tín dụng dám “bơm vốn” cho MLG vì MLG đã mất cân đối tài chính nghiêm trọng và kiểm toán Deloitte đã nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục!. Do đó, chúng tôi cho rằng, một phần tiền MLG chiếm dụng của MLMB, MNCđã được dùng một phần vào trang trải bộ máy hành chính khổng lồ, với chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới 286,5 tỉ đồng. Số tiền còn lại rất có thể được các lãnh đạo MLG đã cấp vốn cho các công ty sân sau của mình”.

tap doan mai linh tai cau truc hay rut von 443561
Nhiều nghi vấn về hành vi rút vốn của Mai Linh - ảnh minh họa.

Cụ thể, theo cổ đông này, Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Hồ Huy cũng nợ dài hạn của MLG 74 tỉ đồng (nguồn số liệu). Như vậy, trong năm 2014, công ty này mới nợ 27,3 tỉ nhưng riêng 2015 đã rút thêm của MLG gần 46,7 tỉ đồng. Cũng tương tự, công ty CP thương mại và đầu tư H.H&T nợ tới hơn 123 tỷ đồng là nợ dài hạn.

Theo đó, trong năm 2014, công ty này mới nợ 6,7 tỉ nhưng riêng 2015 đã rút vốn của MLG gần 116,3 tỉđồng.

Với cách làm như vậy, đặt ra nghi vấn về việc tiền đầu tư bị hút vào các công ty sân sau. Nhiều cổ đông nghi ngờ, vị Chủ tịch HĐQT MLG cùng một nhóm lãnh đạo của MLG đã là “xiếc” tài chính một cách khéo léo. Điều kỳ lạ là  2 công ty “sân sau” này lại có thể đầu tư mạnh tài sản/phương tiện vận tải trong năm 2015 để cho chính MLG thuê lại?

Phải chăng đây là “chiêu” hút tiếp dòng tiền và theo cách này thì “nợ” tồn dư mỗi năm một cao của MLG sẽ không bao giờ có khả năng trả nợ, hàng ngàn cổ đông của MLG/các nhà đầu tư/ngân hàng…sẽ mất trắng vốn?

Chưa dừng lại ở đó, khi đọc vào nợ xấu do Công ty CP Vận Tải Tốc Hành Mai Linh (hay còn gọi là Mai Linh Express) mà bản thân ông Hồ Huy là cổ đông lớn. Tính đến năm 2015, tổng giá trị của các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi từ Mai Linh Express của riêng MLG là: 328.728.634.718 đồng.

Ngoài ra, còn nhiều khoản nợ và các khoản vay, nợ xấu đã được ghi nhận trên báo cáo tài chính của cả MLMB và MNSvà không xác định được giá trị có khả năng thu hồi.

Câu hỏi đặt ra, tại sao MLG chỉ sở hữu có 1.8 tỉ đồng (tính đến hết năm 2014 nhưng MLG đã chuyển nhượng hết số vốn này vào năm 2015 cho nhà đầu tư khác nhưng trong nhiều năm lại có thể chi phối được Mai Linh cả 3 miền, (3 công tyđại chúng lớn) vay/nợ xấu lên tới khoảng 350 tỷđồng?!.

Tại sao Mai Linh 3 miền phải cho Mai Linh Express vay và tồn dư với số nợ đáng giật mình? Phải chăng ai đó đang chơi “thủ thuật” tài chính với cả 3 công ty MLG, MLMB và MNS cùng hàng loạt công ty con, công ty liên kết...

Theo báo Petrotime
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo