Tin tức - Sự kiện

Thất bại của thất bại

Thất bại luôn có sức hút kỳ lạ với những người sáng tạo và hoàn toàn có thể là một “tài nguyên” hữu ích cho các nhà quản trị

Thất bại có mấy loại? Thật sự là không thất bại nào giống thất bại nào cả. Dễ thấy thất bại của Lehman Brothers rất khác của Bear Stearns hat của AIG dù nguyên nhân là khá tương đồng. Mỗi thất bại có riêng cho mình hệ thống nhận diện và phân loại.

 

Ngoài ra, chúng còn mang theo căn bệnh “thầy bói mù xem voi” mà các tổ chức thường mắc phải, chẳng hạn: Chúng tôi thất bại vì hoạt động marketing kém hiệu quả/vì không quản lý được thời gian/vì các vấn đề liên quan chất lượng/về sai lầm của cấp quản lý…

 

Thất bại bóp méo “bài học” và “cách thức” một tổ chức học từ thất bại của mình. Điều này đặc biệt đúng nếu khi thấy bại càng nghiêm trọng.

 

Vậy loại thất bại nào sẽ là nguồn tài nguyên hữu hiệu nhất cho các tổ chức? Thất bại nào sẽ có ý nghĩa nhất cho tương lai?

 

Câu trả lời có thể đến từ Anuj Bansal, một kỹ sư kết cấu, tham gia nhóm nghiên cứu thảm họa của vụ động đất kinh hoàng ở Chile hồi tháng Hai vừa qua vốn được ghi nhận là trận động đất lớn thứ bảy lịch sử thế giới và có sức tàn phá gấp hàng trăm lần trận động đất nhấn chìm Haiti.

 

Chúng ta cần hiểu rằng những thất bại một phần sẽ quý giá hơn nhiều so với những thất bại toàn diện

 

Giống như theo Anuj Bansal, những tòa nhà hoàn toàn đổ nát không có giá trị bằng những tòa nhà đổ nát một phần bởi nếu muốn nghiên cứu cấu trúc tòa nhà trước và sau trận động đất, người ta phải đào bới tìm chúng bên dưới đống đổ nát. Do vậy, quan sát các yếu tố hoàn toàn không có giá trị sẽ không nói lên được nhiều điều. Trái lại, khi quan sát một tòa nhà chỉ đổ nát một phần và còn thấy rõ phần kết cấu bên trong, bạn sẽ có được nhiều kinh nghiệm quý báu.

 

Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà sự thật của thất bại đã bị chúng ta bóp méo hoặc sợ phải nhìn nhận. Có thể nói bài học từ sự sụp đổ của Lehman Brothers còn đáng giá hơn giá trị của hnagf trăm chương trình học MBA cộng lại.

 

Khi lật lại sự việc, vì những lý do chính trị, kinh tế lẫn văn hóa, những nhận định phần lớn tập trung và mức độ của thiệt hại. Điều này rõ ràng đã làm sai lệch thực tế của thất bại.

 

Thường và cũng dễ hiểu rằng sẽ có hàng nghìn nguyên nhân và lý do có hệ thống để giải thích cho một thất bại toàn diện mà có thể khiến bạn “chết chìm” trong biển thông tin để nỗ lực học tập kinh nghiệm từ chúng. Nhưng trái lại, với những thất bại một phần bạn có thể dễ dàng thấy đâu là nguyên nhân và khắc phục.

 

Xét trên những ví dụ này, có vẻ quan điểm “ học từ thất bại” đã không còn đúng  nữa. Và cái chúng ta cần phân tích để học hỏi là những thất bại chưa hoàn toàn hoặc đôi khi chúng không hẳn là thất bại vì quá tồi tệ mà vì không đạt được mục tiêu đề ra.

 

Như trong trường hợp của các tòa nhà đổ nát chẳng hạn, trong cấu trúc đã “thất bại” một phần đó vẫn còn có nhiều dấu ấn “thành công”, bằng chứng của việc một phần tòa nhà vẫn còn đứng vững sau trận động đất kinh hoàng, và đó là bằng chứng cho những cải tiến quan trọng về cấu trúc xây dựng trong tương lai.

 

Bạn và đồng nghiệp mình sẽ làm thế nào để phân biệt một người thất bại toàn diện và một người kém cỏi hơn kỳ vọng? Đến lúc nào bạn sẽ tuyên bố người ấy là “thất bại” hay “kém cỏi”? Và quyết định này sẽ dựa trên một hệ thống chuẩn mực, đánh giá của thị trường hay của CEO công ty? Quả thật, khái niệm “học hỏi từ những vụ kém cỏi” vẫn còn khá mới mẻ.

 

Nếu tìm kiếm chính xác cụm từ “learning from failure” (học từ thất bại) trên Google, bạn sẽ có được hàng chục nghìn kết quả, trong khi đó số kết quả tìm kiếm cho cụm từ “learning from underperformers” (học từ những vụ kém cỏi) gần như chỉ đếm trên đầu ngón tay. Dĩ nhiên không thể phủ nhận kém cỏi cũng là một dạng thất bại nhưng chính xác hơn, là một dạng dáng học hỏi, rút kinh nghiệm. Và, cách chúng ta định nghĩa thế nào là thất bại sẽ quyết định cách chúng ta học từ nó

 

Bài viết của Michael Schrage trên Harvard Business Publishing

 

Theo: Tuần Việt Nam

 

PV
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo