Tin tức - Sự kiện

Canada hỗ trợ Việt Nam quản lý rác thải nhựa đại dương

Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Paul khẳng định Canada tự hào được phối hợp hành động và hỗ trợ Việt Nam xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương.

Bình Dương: Rò rỉ khí gas, cả khu dân cư náo loạn / Vì sao Đà Nẵng và các tỉnh lân cận mưa to bất thường?


Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương. (Ảnh: Thành Đạt)

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu tại hội thảo quốc tế tham vấn xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương. (Ảnh: Thành Đạt)

Vào sáng 10/12, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đồng chủ trì hội thảo quốc tế đầu tiên nhằm tham vấn xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia của Việt Nam về quản lý rác thải nhựa đại dương, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Canada. Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà và Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Paul cùng tham dự hội nghị.

“Ô nhiễm nhựa đang hủy hoại các đại dương, ao hồ và sông ngòi của chúng ta. Mỗi chúng ta đều cần có trách nhiệm chống ô nhiễm nhựa. Canada tự hào được hành động cùng Việt Nam và hỗ trợ Việt Nam xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương”, Đại sứ Deborah Paul phát biểu tại hội thảo.

Theo Đại sứ Paul, Thủ tướng Canada Justin Trudeau hồi tháng 6 đã đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới dự hội nghị thượng định các nhà lãnh đạo G7 tại Canada. Tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu bật cam kết của Việt Nam về việc hợp tác với Canada và các đối tác khác để xây dựng một thế giới với các đại dương không còn rác thải nhựa.


Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Paul khẳng định cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương. (Ảnh: Thành Đạt)

Đại sứ Canada tại Việt Nam Deborah Paul khẳng định cam kết hỗ trợ Việt Nam xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương. (Ảnh: Thành Đạt)

Nhà ngoại giao Canada cho biết Thủ tướng Trudeau đã công bố khoản đầu tư trị giá 100 triệu USD nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển giải quyết vấn nạn rác thải nhựa đại dương. Canada cũng khởi xướng xây dựng Hiến chương về Nhựa đại dương, trong đó các bên ký kết hiến chương cam kết sẽ đặt trọng tâm vào phương thức tiếp cận quản lý hiệu quả tài nguyên và theo vòng đời sản phẩm đối với việc xử lý rác thải nhựa, cả trên đất liền và trên biển.

 

“Đến nay đã có 14 nước, Liên minh Châu Âu và 20 công ty tham gia phê chuẩn Hiến chương. Chúng tôi mong sẽ được hoan nghênh Việt Nam trở thành nước tiếp theo tham gia kí kết”, Đại sứ Paul nói.

Đại sứ Paul thông báo bắt đầu từ tháng 4 năm nay, Đại sứ quán Canada tại Hà Nội đã khởi xướng một sáng kiến vận động chính sách với nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu ô nhiễm nhựa. Đến nay đã có 58 tổ chức quốc tế và các cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam tham gia ký Quy tắc ứng xử về chống ô nhiễm chất thải nhựa và cam kết giảm thiểu sử dụng các đồ nhựa dùng một lần tại công sở.


Đông đảo chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về xử lý rác thải nhựa đại dương tại hội thảo. (Ảnh: Thành Đạt)

Đông đảo chuyên gia quốc tế chia sẻ kinh nghiệm về xử lý rác thải nhựa đại dương tại hội thảo. (Ảnh: Thành Đạt)

Nhiều nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạt động môi trường và tổ chức cộng đồng đã tham dự hội thảo sáng nay. Các chuyên gia quốc tế, bao gồm bà Jacinthe Seguin - Giám đốc Sáng kiến về Nhựa thuộc Bộ Tài nguyên và Biến đổi khí hậu Canada, ông Kim In Hwan - nguyên Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc và bà Katelijn Van de Berg - chuyên gia Ngân hàng Thế giới, đã chia sẻ các kinh nghiệm quốc tế liên quan tới hoạt động xử lý rác thải nhựa đại dương tại hội thảo.

Mỗi năm có khoảng 8 triệu tấn rác nhựa đổ ra các đại dương trên toàn thế giới, tương đương một xe tải chứa đầy rác đổ ra biển mỗi phút. Con người và các công ty thải ra khoảng 100 đến 150 tỷ USD trị giá bao bì đóng gói bằng nhựa/nilon mỗi năm.

 

Có tới khoảng 90% các sản phẩm nhựa được làm từ nguyên liệu hóa thạch. Tái chế 1 tấn nhựa giúp giảm 2 tấn carbon thải vào làm ô nhiễm không khí. Chất thải nhựa và rác nhựa đại dương, gồm cả vi nhựa, là mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe của các đại dương, sông ngòi và sức khỏe con người.

Theo dantri.com.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm