Tin tức - Sự kiện

TP.HCM: Đến 2020 sẽ có hơn 5.500ha diện tích nuôi tôm

(DNVN) - Cụ thể, đến năm 2020, TP.HCM phấn đấu diện tích nuôi tôm là 5.545ha, gồm: tôm nước lợ đạt 5.495ha (Cần Giờ: 5.375ha, Nhà Bè: 120ha).

Hướng người nuôi tôm vào hợp tác xã / Nuôi tôm siêu thâm canh thu tới 50 tấn/ha mỗi vụ ở Cà Mau

Trong đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh 300ha. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 3.012ha (Cần Giờ: 2.892ha, Nhà Bè: 120ha) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh) đạt 50ha.

Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 25.083 tấn; trong đó, tôm nước lợ đạt 25.033 tấn (Cần Giờ: 23.413 tấn, Nhà Bè: 1.620 tấn) và tôm nước ngọt đạt 50 tấn.

Quy trình nuôi tôm TP.HCM sẽ hướng tới kỹ thuật nuôi và tiêu thụ sản phẩm tôm đạt tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quốc tế (ảnh TL).

Quy trình nuôi tôm TP.HCM sẽ hướng tới kỹ thuật nuôi và tiêu thụ sản phẩm tôm đạt tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quốc tế (ảnh TL).

Giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM phấn đấu diện tích nuôi tôm là 5.691 ha, gồm: tôm nước lợ đạt 5.491ha (Cần Giờ: 5.391ha, Nhà Bè: 100ha). Trong đó, diện tích nuôi tôm sú thâm canh, bán thâm canh 500ha. Diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, bán thâm canh 3.299ha (Cần Giờ: 3.199ha, Nhà Bè: 100ha) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh) đạt 200ha.

Tổng sản lượng tôm nuôi đạt 29.746 tấn. Trong đó, tôm nước lợ đạt 29.546 tấn (Cần Giờ: 28.196 tấn, Nhà Bè: 1.350 tấn) và tôm nước ngọt (tôm càng xanh) đạt 200 tấn.

Đây là thông báo của UBND TP.HCM vừa chỉ đạo phát triển nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao.

Theo đó, nhằm góp phần phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn, UBND TP.HCM sẽ chỉ đạo phát triển nuôi tôm theo hướng an toàn sinh học, ứng dụng công nghệ cao. Mục đích nhằm thân thiện với môi trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm.

 

Đồng thời, quy trình nuôi tôm sẽ hướng tới kỹ thuật nuôi và tiêu thụ sản phẩm tôm đạt tiêu chuẩn của Hội đồng quản lý nuôi trồng thủy sản quốc tế (ASC) hoặc tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP). Tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết các cơ sở sản xuất, nhóm hộ sản xuất nhỏ lẻ. Thành lập hợp tác xã, tổ hợp tác để tạo vùng sản xuất nguyên liệu quy mô lớn, tạo đầu mối để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm.

Anh Thư
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm