Thị trường

Toàn cảnh bức tranh nông sản 4 tháng đầu năm 2015

(DNVN) - Sự thiếu thông tin tương tác đa chiều giữa người nông dân – thị trường – doanh nghiệp - các nhà quản lý đang là lỗ hổng lớn trong công tác định hướng, quy hoạch sản xuất, nhu cầu thị trường và xác định giá trị thực của nông sản.

Tình hình nông sản nước nhà

Trong buổi tọa đòa trực tuyến về tiêu thụ  - xuất khẩu nông sản với độc giả của báo VnExpress, ông Trần Tuấn Anh – Thứ trưởng Bộ Công Thương đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn mà các mặt hàng nông sản gặp phải khi xuất khẩu. Các ngành hàng có tiếng từ trước như gạo, sắn, cao su… giảm nhẹ về cả số lượng và kim ngạch xuất khẩu. Một số loại rau quả sản xuất ra với số lượng lớn nhưng bị ùn tắc ở cửa khẩu như dưa hấu, hành tím, thanh long…

 

Ông Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công thương trong buổi tọa đàm trực tuyến. ( Ảnh: VnExpress)
Ông Trần Tuấn Anh - Thứ trưởng Bộ Công thương trong buổi tọa đàm trực tuyến. ( Ảnh: VnExpress)

Theo nhận định của ông Trần Tuấn Anh, đây chỉ là hiện tượng cục bộ, nhất thời, những loại hoa quả này đều theo tính mùa vụ, chưa có quy hoạch cụ thể, phụ thuộc vào một thị trường và còn phụ thuộc vào thương lái nên chưa thể kiểm soát hay thay đổi trong một sớm một chiều được. Nhưng hầu hết Bộ đều có hướng chỉ đạo để giải quyết toàn bộ các vấn đề này.

Bài toán chế biến và bảo quản

Cũng trong buổi tọa đàm, ông Nguyễn Mạnh Dũng – Trưởng phòng Chế biến ( Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối) cho rằng, điểm yếu của mặt hàng nông sản nằm ở quá trình sơ chế và bảo quan, đây là khâu quan trọng nhất.

 

Ông Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh đến vấn đề công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch có nhiều bất cập. ( Ảnh: VnExpress)
Ông Nguyễn Mạnh Dũng nhấn mạnh đến vấn đề công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch có nhiều bất cập. ( Ảnh: VnExpress)

 

Khả năng sơ chế của chúng ta tương đối nhưng bảo quản vẫn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên, không phải tất cả đều yếu, có thể kể đến mặt hàng điều, thủy sản, dây chuyển chế biến, bảo quản của chúng ta ngang tầm khu vực. Năm 2013, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ứng dụng công nghệ chế biến cá ngừ, một vài loại quả đến nay vẫn cho hiệu quả cao.

Tại sao vẫn chưa ứng dụng những dây chuyền bảo quản này một cách phổ biến với người dân? Nguyên nhân là do thiếu nguồn lực, thiếu doanh nghiệp đầu tư, sản lượng không đều và nhỏ lẻ nên dây chuyền dù có hoạt động cũng không đều đặn, rất lãng phí.

Không quên thị trường nội địa

 Về việc giữ vững và đẩy mạnh tiêu thụ nông sản ở thị trường trong nước, ông Trần Tuấn Anh cho biết, phía Chính phủ đã hình thành các đề án, phương hướng và chỉ đạo xuống các Bộ, ngành, địa phương thực hiện. 

Việc phải làm trước mắt là đồng bộ hệ thống hạ tầng nông thôn. Từ việc kiểm soát các chợ đầu mối tập trung nông sản, quá trình lưu thông đến các cơ sở để lưu trữ, bảo quản sau thu hoạch và chế biến thành phẩm. Điều này đã làm cho giá nông sản của người dân bị phụ thuộc nhiều vào thương lái, nông sản không thể để lâu làm mất giá trị hàng hóa.

 

Thứ trưởng Bộ Công thương nhấn mạnh đến tầm quan trọng của doanh nghiệp tham gia vào quá trình phân phối, kết nối giữa người dân với thị trường. Cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ để thu hút doanh nghiệp tham gia.

Điểm "chết" của nông sản Việt Nam

 Thứ 1, chất lượng nông sản và vệ sinh an toàn thực phẩm là bài toán muôn thuở đối với các mặt hàng của nông dân Việt khi ra trường quốc tế. Theo ông Nguyễn Trí Ngọc - Viện trưởng Viện nghiên cứu và Phát triển công nghệ nông lâm nghiệp Thành tây nhận định, nếu xét về lượng thì Việt nam luôn nằm trong những thị trường đầu tiên nhưng nói về chất lại chưa được như mong muốn, giá chỉ đứng thứ 7, 8 thậm chí là 10. 

 

Ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng thiếu tương tác thông tin là một trong những điểm bất cập lớn của nền nông nghiệp hiện nay. ( Ảnh: VnExpress)
Ông Nguyễn Trí Ngọc cho rằng thiếu tương tác thông tin là một trong những điểm bất cập lớn của nền nông nghiệp hiện nay. ( Ảnh: VnExpress)

 

Thứ 2, theo ý kiến đóng góp của ông Trần Tuấn Anh, mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông đã đề ra rất nhiều những quy hoạch. Nhưng số lượng hộ cá nhân tham gia vào ngành nông nghiệp chiếm quá cao ( 70% có quy mô dưới 0,5 ha). Như vậy không thể hình thành những vùng nông sản đặc thù và làm theo quy chuẩn của quốc tế. Doanh nghiệp vì thế cũng khó tiếp cận hơn.

Thứ 3, sự thiếu thông tin tương tác đa chiều giữa người nông dân – thị trường – doanh nghiệp và các nhà quản lý đang là lỗ hổng lớn trong công tác định hướng, quy hoạch sản xuất, nhu cầu thị trường và giá trị thực của nông sản. 

Ông Nguyễn Trí Ngọc đưa ra bất cập rằng, những thông tin số liệu từ nhà nước, doanh nghiệp lưu trữ đều không công khai ra ngoài cho người dân nắm bắt, cho các cơ quản lý ở địa phương định hướng, tuyên truyền cho người dân rõ được.

Kết luận

Có thể thấy, mặc dù những tháng đầu năm 2015 có nhiều khó khăn cho nông sản Việt nam nhưng cũng nhờ thế mà người dân cả nước, những cơ quan quản lý có thể nhìn nhận rõ ràng, cụ thể vị trí mình đang đứng, khó khăn cần giải quyết và những thách thức đang chờ phía trước. 

 

Nguyên Bảo ( Theo VnEpress)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo