Pháp luật

Tống đạt kết luận điều tra lần thứ 2 vụ siêu lừa Huyền Như

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) đã tống đạt kết luận điều tra lần thứ hai giai đoạn hai của vụ án Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank CN TP. HCM.

Liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro VietinBank, Chi nhánh TP HCM, cùng đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản, mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Bộ Công an đã tống đạt kết luận điều tra lần thứ 2, đồng thời đề nghị truy tố 10 bị can nguyên là cán bộ, lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt (Navibank), về tội “Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, theo tin tức trên báo Công an Nhân dân.

Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó Phòng quản lý rủi ro VietinBank, Chi nhánh TP HCM. Ảnh Vietnamnet

Các đối tượng bị Cơ quan điều tra đề nghị truy tố gồm: Lê Quang Trí, nguyên Tổng Giám đốc và nguyên Phó Tổng Giám đốc: Cao Kim Sơn Cương, Nguyễn Giang Nam, Nguyễn Hùng Sơn. 6 bị can còn lại nguyên là trưởng các phòng ban thuộc ngân hàng này.

Theo kết luận điều tra bổ sung lần thứ hai, từ tháng 4/2011, ông Trí họp thống nhất chủ trương để nhân viên đứng tên, gửi hơn 1.500 tỷ đồng vào VietinBank chi nhánh Nhà Bè và TP HCM nhằm được nhận gần 76 tỷ đồng tiền lãi, báo Vnexpress đưa tin.

Tháng 7/2011, VietinBank Nhà Bè quyết toán cho Navibank hơn 1.000 tỷ đồng, còn 500 tỷ chưa đến hạn. Sau đó, 500 tỷ đồng được Navibank gửi vào VietinBank TP HCM bằng 18 hợp đồng. Ngày 7/9/2011, Huyền Như đã tất toán 12 hợp đồng với tổng số tiền 300 tỷ đồng, đồng thời chiếm đoạt số tiền còn lại khoảng 200 tỷ.

Theo kết luận, việc Navibank khi gửi tiền vào VietinBank vi phạm các quy định pháp luật, tạo điều kiện để Huyền Như chiếm đoạt. Hành vi của 10 bị can trên là cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Trước đó, tháng 1/2014, Huyền Như bị TAND TP HCM tuyên phạt tù chung thân tổng hợp cho cả hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản (số tiền gần 4.000 tỷ đồng) và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.

 

Tháng 2/2015, Tòa phúc thẩm TAND Tối cao tại TP HCM đã tuyên hủy một phần bản án nêu trên để điều tra lại nhằm làm rõ hành vi tham ô tài sản của Huyền Như trong việc chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng. Cấp phúc thẩm cho rằng, số tiền này bị Huyền Như tham ô của VietinBank chứ không phải chiếm đoạt tài sản của khách hàng gửi vào ngân hàng.

Nên đọc
Trân Châu (Tổng hợp theo báo Công an Nhân dân, Vnexpress)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo