Văn hóa

Triển lãm Quốc hiệu và kinh đô nước Việt qua các thời kỳ lịch sử

Chiều ngày 30/11, tại Vườn tượng An Hội (TP Hội An), Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) phối hợp với TP Hội An đã tổ chức triển lãm chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong lịch sử qua mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”.

Quảng Ngãi: Phát hiện 6 mộ cổ 2.000 năm tuổi trên đảo Lý Sơn / Giải mã biểu tượng quyền lực huyền bí của Ai Cập cổ đại

Đây là hoạt động chào mừng Tuần văn hóa Di sản Việt Nam và Lễ kỷ niệm 19 năm đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2018).

Khai mạc triển lãm
Khai mạc triển lãm

Theo ông Đặng Thanh Tùng (Cục Trưởng Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước), Ban tổ chức đưa ra 20 phiên bản tài liệu mộc bản Triều Nguyễn về Quốc hiệu và Kinh đô đất nước để giới thiệu đến đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan Hội An trong dịp này.

Các tài liệu này cho biết từ khởi thủy đến năm 1945, đất nước ta đã trải qua trên dưới 10 lần thay đổi Quốc hiệu, từ Xích Quỷ, Văn Lang, Âu Lạc, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, đến Việt Nam rồi Đại Nam.

Các đại biểu nghe thuyết minh về triển lãm chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong lịch sử qua Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”
Các đại biểu nghe thuyết minh về triển lãm chuyên đề “Quốc hiệu và Kinh đô nước Việt trong lịch sử qua Mộc bản Triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới”

Kể từ buổi bình minh của dân tộc, đất nước ta đã chứng kiến bao thăng trầm, vượt qua bao sóng gió để tồn tại, đứng vững và tự hào tiến bước con đường hội nhập và phát triển hôm nay. Trên dặm dài lịch sử ấy, đất nước ta đã nhiều lần dời đổi kinh đô, thay đổi quốc hiệu.

Lịch sử những lần thay đổi quốc hiệu và kinh đô này đều được ghi chép trong sử liệu của các triều đại, mà minh chứng xác thực gần nhất chính là thông tin từ các trang châu bản, mộc bản của triều Nguyễn - triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam (1802-1945).

Bằng của UNESCO công nhận tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là Di sản Tư liệu thế giới (31/7/2009)
Bằng của UNESCO công nhận tài liệu Mộc bản triều Nguyễn là Di sản Tư liệu thế giới (31/7/2009)
Hùng Vương dựng nước và đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu
Hùng Vương dựng nước và đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu

Tùy theo bối cảnh chính trị, xã hội của từng thời kỳ mà các triều đại ở Việt Nam trong lịch sử lần lượt thay đổi tên đất nước, chọn nơi định đô mới với ước mong về một đất nước thịnh vượng, vững bền.

 

Sự ra đời của quốc hiệu Việt Nam dưới thời Nguyễn là một dấu mốc lịch sử quan trọng, để rồi hôm nay quốc hiệu Việt Nam đã trở thành hai tiếng thiêng liêng và niềm tự hào của dân tộc trên bản đồ thế giới.

Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho đóng đô ở Phú Xuân năm Bính Ngọ (1786)
Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ cho đóng đô ở Phú Xuân năm Bính Ngọ (1786)
Vua Minh Mệnh cho đặt quốc hiệu Đại Nam vào năm Mậu Tuất (1838)
Vua Minh Mệnh cho đặt quốc hiệu Đại Nam vào năm Mậu Tuất (1838)

Ông Nguyễn Văn Dũng - Chủ tịch TP Hội An - chia sẻ: “Sự hiện diện của các Di sản tư liệu thế giới này trong không gian Di sản văn hóa thế giới Hội An là một sự kết hợp hết sức ý nghĩa trong dịp Tuần văn hóa Di sản Việt Nam và Lễ kỷ niệm 19 năm đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới (4/12/1999-4/12/2018), nhằm giới thiệu đến đông đảo người dân, du khách trong và ngoài nước về di sản tư liệu tự hào của dân tộc Việt Nam, khẳng định bề dày và chiều sâu văn hóa tại di sản đô thị cổ Hội An.

Hoạt động này cũng cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong việc tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ, đặc biệt là đối với di sản tư liệu thế giới đã được UNESCO công nhận”.

Dự kiến, triển lãm sẽ diễn ra trong 7 ngày, từ 30/11 đến hết ngày 5/12, tại Vườn tượng An Hội (TP Hội An, Quảng Nam).

Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm