Pháp luật

Vinasun đòi Grab bồi thường hơn 40 tỷ đồng

Vinasun cho rằng GrabTaxi đã khiến 8.000 lao động của hãng này mất việc và hàng trăm xe nằm bãi.

Sáng 6/2, TAND TP.HCM mở phiên xét xử sơ thẩm vụ tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng giữa nguyên đơn là Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) và bị đơn là Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam.

>> Xem thêm: Những vụ án rúng động dư luận tuần qua: Người phụ nữ bị cắt cổ trong phòng trọ ở Sài Gòn, cháu chém chết bác ruột

Vinasun kiện Grab đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với khoản lợi nhuận bị sụt giảm hơn 40 tỷ đồng trong năm 2016 và nửa đầu năm 2017. Trong đơn kiện, Vinasun cho rằng khoản lợi nhuận bị sụt giảm là do hoạt động kinh doanh trái pháp luật ở Việt Nam của Grab gây ra.

>> Xem thêm: TIN HOT NGÀY 5/2: Ông Trịnh Xuân Thanh lần thứ 2 bị tuyên án chung thân, GrabBike phụ thu dịp Tết Nguyên đán

Các luật sư đang tham gia xét hỏi tại tòa. Ảnh: PLO.

Tại phiên tòa sáng nay, rất đông tài xế xế Vinasun, Mai Linh tập trung xung quanh khu vực xét xử.  "Chúng tôi muốn Grab phải xem lại cách kinh doanh không lành mạnh ở Việt Nam", tài xế Vinasun Nguyễn Thanh Duy cho biết.

Trước đó, vào cuối năm 2017, Vinasun tuyên bố tiếp tục thu thập chứng cứ và sẽ theo đuổi vụ kiện Uber, Grab đến cùng.

Hãng cho biết có nhiều cơ sở để khởi kiện, trong đó cơ sở chính là dựa trên quy định của pháp luật. Ví dụ, trường hợp cạnh tranh thông qua hình thức phá giá. Việt Nam có Nghị định 37/2006 quy định rõ về việc khuyến mại không quá 90 ngày/năm, một chương trình không quá 40 ngày.

Doanh nghiệp muốn thực hiện khuyến mại phải đăng ký qua Sở Công Thương. Trong khi đó, Uber và Grab tổ chức khuyến mại tràn lan, vượt quá quy định.

Tại tòa, đại diện của GrabTaxi cho rằng Vinasun kiện là không có cơ sở, vì không đưa ra cách tính thiệt hại. GrabTaxi chỉ thực hiện theo quyết định thí điểm ngày 7/1/2016 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ tướng. Hiện nay, ngoài Grab Việt Nam, còn có 9 đơn vị khác cùng tham gia thí điểm. Phía GrabTaxi nói nếu Vinasun muốn kiện thì hãy kiện Bộ GTVT.

 

Grab cũng đề nghị tòa đình chỉ giải quyết vụ kiện hoặc không đình chỉ thì bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Trong khi đó, Vinasun cho rằng dù tự nhận là “công ty công nghệ không cung cấp dịch vụ vận tải”, về cơ sở pháp lý và thực tế hoạt động, GrabTaxi là doanh nghiệp kinh doanh vận tải taxi, một lĩnh vực cùng ngành nghề với Vinasun Corp.

Vinasun dẫn chứng doanh thu của hãng bị sụt giảm thảm hại theo từng năm. Cụ thể, năm 2015 lợi nhuận sau thuế là 318,4 tỷ đồng, đến năm 2016 còn 295,6 tỷ đồng và kết quả kinh doanh quý I, quý II năm 2017 chỉ còn 53 tỷ đồng. Đến hết quý II/2017, hơn 8.000 người lao động của Vinasun nghỉ việc, hàng trăm đầu xe phải nằm bãi.

Vinasun dẫn chứng “Báo cáo dự án nghiên cứu những thiệt hại của Vinasun Corp. từ chương trình khuyến mãi của Uber Việt Nam và GrabTaxi”, xác định tỉ lệ thiệt hại mà GrabTaxi gây ra cho Vinasun từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017 là 52,52%. Thiệt hại này tương ứng số tiền là 39,9 tỷ đồng.

Nên đọc
Theo Zing
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo