Khoa học - Công nghệ

60 triệu smartphone Trung Quốc chuẩn bị được gắn mác Samsung

Đây được xem là "canh bạc" của Samsung trong cuộc đấu với các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc.

Apple trình làng MacBook Pro 16 inch: Bàn phím mới, mạnh nhất từ trước đến nay, giá từ 2.399 USD / HTC ra mắt smartphone ba camera sau, pin 3.850 mAh, giá 4,55 triệu đồng

Tháng trước, Samsung đã đóng cửa nhà máy cuối cùng của mình tại Trung Quốc. Tuy nhiên theo Reuters, những chiếc smartphone mang thương hiệu Trung Quốc vẫn sẽ được sản xuất tại nước này.

Reuters cho biết, Samsung sẽ thuê nhà thiết kế sản phẩm gốc (ODM - Original Designed Manufacturer) của Trung Quốc là Wingtech để sản xuất các mẫu smartphone Galaxy A Series. Trước đó Galaxy A6s là mẫu smartphone đầu tiên của Samsung được xuất xưởng theo phương thức này. Galaxy A6s có giá khoảng 185 USD tại Trung Quốc.

Reuters: 60 triệu smartphone Trung Quốc chuẩn bị được gắn mác Samsung - Ảnh 1.

Galaxy A6s là smartphone đầu tiên không phải "made by Samsung"

Ngoài ra, Wingtech cũng đã bắt đầu sản xuất máy tính bảng cho Samsung từ năm 2017. Ước tính sản lượng máy tính bảng Samsung mà Wingtech đảm nhiệm vào khoảng 8% trong năm nay, tương đương 24 triệu chiếc.

"Canh bạc" của Samsung

Giảm chi phí là mục tiêu tối thượng cho việc Samsung thuê Wingtech.

Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint cho biết các ODM có thể sản xuất tất cả các liên kiện cần thiết cho những mẫu smartphone Samsung giá 100-250 USD với giá rẻ hơn từ 10-15% so với các thương hiệu khác tự sản xuất ở các nhà máy ở Trung Quốc. Một nhà cung ứng khác cho hay, Wingtech có thể có được các linh kiện với giá thấp hơn tới 30% so với số tiền Samsung phải trả ở các nhà máy ở Việt Nam.

Với việc thuê Wingtech sản xuất những mẫu smartphone tầm trung, Samsung kỳ vọng sẽ cắt giảm giá bán các thiết bị này ở một số thị trường, tiêu biểu như tại Ấn Độ - thị trường smartphone lớn thứ 2 thế giới.

 

Tại đây, người dùng đặc biệt quan tâm đến giá bán. Nó lý giải cho việc smartphone Xiaomi đang ngày càng trở nên phổ biến hơn tại quốc gia này.

"Điều quan trọng là cắt giảm chi phí để duy trì khả năng cạnh tranh với Huawei và các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc", một nguồn tin nội bộ giấu tên của Samsung cho biết.

Theo Reuters, dựa vào các nguồn tin, Samsung dự kiến sẽ xuất xưởng khoảng 60 triệu điện thoại sản xuất ở Trung Quốc (ODM), trong tổng số 300 triệu smartphone bán ra thị trường của mình vào năm sau.

Reuters: 60 triệu smartphone Trung Quốc chuẩn bị được gắn mác Samsung - Ảnh 3.

ODM sẽ là một "canh bạc" với Samsung

Lệnh cấm của Chính phủ Mỹ với Huawei được cho là một trong các yếu tố quan trọng thúc đẩy Samsung áp dụng hình thức ODM. Nếu lệnh cấm tiếp tục được duy trì, các mẫu smartphone mới của Huawei sẽ không được phép sử dụng các ứng dụng cốt lõi của Google như: Kho ứng dụng Google Play, YouTube, Gmail...

 

Điều này có thể là vấn đề không quá lớn tại Trung Quốc khi các ứng dụng này đều bị chặn. Nhưng tại thị trường quốc tế nó sẽ thách thức lớn cho Huawei trong việc thuyết phục người mua.

Và Samsung dường như muốn có một cú hích để chiếm lĩnh thị trường.

Tuy nhiên, Samsung cũng phải đối diện với không ít các rủi ro trong chiến lược mới của mình. Vì thuê Wingtech, Samsung sẽ không thể kiểm soát một cách chặt chẽ các sản phẩm do mình tự sản xuất ra như trước. Hãng công nghệ Hàn Quốc nói rằng họ sẽ áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cho các mẫu smartphone xuất xưởng từ Trung Quốc. Tuy nhiên vẫn có những lo ngại nhất định.

Ngoài ra, chiến lược này có thể trở nên vô tác dụng nếu biết rằng, Wingtech cũng sản xuất smartphone cho Xiaomi. Với quy mô ngày càng tăng, Wingtech cũng có thể giảm giá thành cho Xiaomi.

ODM là khái niệm để chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Nếu bạn gặp khó khăn và hạn chế trong việc thiết kế sản phẩm thì các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thực sự.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm