Khoa học - Công nghệ

‘Lưới thần kỳ’ bắt nước sạch từ không khí

Tấm lưới “thần kỳ” làm từ sợi vải nano có thể “bắt” được gần 40 lít nước sạch từ không khí trong vòng 1 tiếng, ngay cả tại những nơi khô cằn.

Nguồn gốc tên gọi của các ông lớn làng công nghệ / Blockchain - Công nghệ “chìa khóa” của cách mạng 4.0

Chú thích ảnh
Lưới nano sẽ "bắt" nước sạch ở trong không khí. Ảnh: Getty.

Báo Anh Daily Mail đưa tin các nhà sáng chế tại Đại học Akron (bang Ohio, Mỹ) cho biết loại sợi polymer mới này sẽ giúp người dân tại những khu vực bị hạn hán lấy được nước sạch từ trong không khí một cách dễ dàng. Cụ thể, để “thu hoạch” nước từ không khí chỉ cần chăng một tấm lưới hứng sương mù phủ sợi polymer nano lên hai chiếc cọc.

Những sợi polymer sợi nano này cung cấp một tỷ lệ diện tích bề mặt so với khối lượng lớn hơn nhiều so với các cấu trúc được sử dụng trong các thiết bị chưng cất nước thường gặp trước đây. Ở các thiết bị này, hơi nước sẽ ngưng tụ trên những sợi vải nhỏ rồi chảy xuống các chai chứa nước ở phía bên dưới song hầu hết thành quả thu được đều rất ít ỏi.

Tuy nhiên, ông Shing-Chung Josh Wong tại Đại học Akron tự tin rằng hệ thống chưng cất sử dụng chất liệu mới do nhóm của ông sáng chế sẽ đem đến kết quả bất ngờ.

Chú thích ảnh
Lưới sợi nano có thể hoạt động hiệu quả trên các tấm hứng sương bình thường. Ảnh: Reuters.

Trong tấm lưới đặc biệt trên, các sợi nano được quấn quanh những mảnh graphite (than chì) để tạo ra một bề mặt rộng lớn giúp hơi nước ngưng tụ. Sau đó, người sử dụng có thể thu được nước thấm vào graphite bằng cách ép chặt hoặc đun nóng chúng lên.

Ông Wong cho biết 1 mét vuông lưới nano của ông có thể thu được 180 lít nước mỗi ngày. Hiệu quả hơn nhiều so với một hệ thống thương mại đang được sử dụng ở Morocco, chỉ thu được 30 lít/1 mét vuông.

 

Sau khi “bắt” nước từ không khí, tấm lưới đặc biệt chạy bằng pin còn lọc luôn cả bụi bặm và vi khuẩn, đồng nghĩa với việc số nước thu được có thể uống ngay lập tức. Điều kiện duy nhất để vận hành hiệu quả là hệ thống này phải mát hơn 10 độ so với môi trường xung quanh.

Vì thế, Wong đã sử dụng một cục pin nhỏ để làm mát hệ thống. Điều này đồng nghĩa với việc lưới nano có thể hoạt động tại bất cứ đâu, ngay cả trên sa mạc.

“Chúng tôi có thể tự tin nói rằng, việc tiến bộ hiện nay của pin lithium-ion, chúng tôi sau cùng có thể phát triển ra một thiết bị nhỏ hơn, nằm gọn trong ba lô”, nhà nghiên cứu Wong nhấn mạnh.

Ông Wong cũng kêu gọi các nguồn quỹ hỗ trợ cho dự án để xây dựng nên một hệ thống chưng cất nước mẫu. Ông cho rằng một khi nhóm của mình có khả năng xây dựng được vật mẫu, chi phí để sản xuất hàng loạt sẽ không hề đắt đỏ.

Theo baotintuc.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm