Thị trường

Doanh nghiệp dệt may cần chuẩn bị đầu tư cho công nghệ 4.0

Dệt may, ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực, sử dụng nhiều lao động sẽ bị sẽ không nằm ngoài tác động ra sao từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho rằng, đối với  ngành sử dụng nhiều lao động ở mức độ đào tạo đơn giản thì đương nhiên áp lực của việc áp dụng công nghệ 4.0 sẽ trở thành thách thức lớn, theo tin tức trên báo Đầu tư. 

Ngành dệt may sẽ có thay đổi lớn trước cách mạng công nghiệp 4.0

Tuy nhiên cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cũng tạo ra những cơ hội mới cho ngành. Nếu như từ trước đến nay, các quốc gia đang phát triển, các quốc gia có đông lực lượng lao động đều coi các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản,… là những ngành để tạo việc làm nhưng cũng luôn luôn cho rằng đây là những ngành tạo ra giá trị thấp, thu nhập thấp.

Nhưng, với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nếu được áp dụng một cách sâu rộng, nhanh chóng thì năng suất lao động trên đầu người sẽ có sự cải thiện rất nhanh.

“Việc này khác với việc tăng năng suất thông thường qua sự chuyển đổi đời máy, nâng tốc độ như đã diễn ra trong suốt hơn 2 thập niên qua. Lần này với việc áp dụng tự động hóa, robot và sử dụng các dữ liệu lớn (big data) thì khả năng tăng năng suất sẽ trở thành cấp số nhân chứ không phải cấp số cộng như bình thường”, ông Trường phân tích.

Vì thế những ngành vẫn bị đánh giá là thu nhập thấp sẽ có khả năng cải thiện rất nhanh thu nhập của mình và tạo ra một ngành dệt may, da giày mới mà ở đó thu nhập của người lao động có thể tiệm cận, tương đương với các ngành khác. Đây cũng chính là cơ hội lớn để ngành tiếp tục thu hút được lượng lớn các lao động, phát triển bền vững hơn, tránh được tình trạng biến động lao động.

Ngành dệt may có 3 lĩnh vực chính là Sợi - Dệt nhuộm - May mặc, trong đó ngành sợi và dệt nhuộm đã ứng dụng tự động hóa cũng như ứng dụng công nghệ thông tin rất nhiều trong thời gian qua, đặc biệt là quá trình này đã nâng cao về năng suất, tốc độ cũng như giảm số người lao động.

 

Theo số liệu của Vitas, nếu như trước đây 10 năm, 10 nghìn cọc sợi phải dùng đến trên 110 lao động thì đến năm 2016, những doanh nghiệp tiên tiến nhất của Việt Nam với 10 nghìn cọc sợi cũng chỉ cần 25 - 30 lao động, giảm gần 4 lần so với trước đây.

Nói một cách khác, năng suất lao động trên đầu người đã tăng gần 4 lần trong thời gian vừa qua. Nếu ngành sợi và dệt nhuộm có tốc độ tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao từ sớm và sử dụng ít lao động thì ngành may có những điểm khác biệt hơn.

Khi năng suất lao động tăng nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ thì hệ lụy tất yếu là nguy cơ mất việc làm của lao động trong ngành cũng tăng. Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), dự báo máy móc công nghệ 4.0 có thể thay thế 65% lao động dệt may, da giày của Indonesia, 86% của Việt Nam, 88% của Campuchia trong một thập niên tới.

Đối với doanh nghiệp dệt may, trong giai đoạn tới, việc cần chuẩn bị quan trọng nhất đó là luôn luôn cập nhật tình hình về công nghệ của thế giới trong lĩnh vực này và phải chấp nhận trong giai đoạn này, tốc độ thay đổi công nghệ trên thế giới sẽ diễn ra nhanh hơn trước kia.

Trong quá trình toàn cầu hóa, cách mạng công nghệ 4.0 sẽ có tác động đáng kể đến Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức. Nói về thuận lợi: Kinh tế Việt Nam cũng sẽ có được các cơ hội tương tự với nền kinh tế toàn cầu khi bước vào cách mạng công nghệ 4.0 nhờ dân số trẻ, năng động với sự nhanh nhạy trong ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), theo báo Sài Gòn giải phóng. 

 

Nguồn lao động có trình độ chuyên môn CNTT đã phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá trong những năm qua. Lợi thế về ngành CNTT khi được áp dụng mạnh mẽ trong các ngành khác là cơ hội cho lực lượng lao động Việt Nam tham gia vào những phân khúc tạo giá trị gia tăng cao…
Tuy nhiên, cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tạo rất nhiều thách thức cho kinh tế Việt Nam, xuất phát từ hiện trạng cơ cấu của nền kinh tế đang còn bất ổn. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (hệ số ICOR) của các doanh nghiệp khu vực nhà nước kém so với khu vực tư nhân. 

Sự bất cân bằng trong chính sách đã dẫn tới hệ số ICOR của khu vực vốn đầu tư nước ngoài FDI có sự chênh lệnh lớn so với khu vực ngoài nhà nước, mà trong đó tồn tại nhiều vấn đề trong sử dụng vốn như hiện tượng gian lận chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã mang tính phổ biến... 

Cách mạng công nghệ 4.0 sẽ tác động mạnh tới một số ngành kinh tế cột trụ của Việt Nam như: Nhóm ngành năng lượng; nhóm ngành dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ; nhóm ngành công nghiệp chế tạo.

heo ông Lê Hoài Quốc, Nhà nước phải thực hiện quyết liệt cải cách thể chế phân bổ nguồn lực đầu tư. Những nhóm ngành chủ đạo cần được tái cơ cấu mạnh mẽ, phân bố lại cơ cấu nguồn vốn đầu tư theo chỉ số hiệu quả sử dụng, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu. 

Không chỉ bắt đầu từ việc giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường còn tồn đọng từ những giai đoạn phát triển trước, mà phải nhanh chóng tận dụng những cơ hội hợp tác quốc tế để vượt qua những thách thức trong trung và dài hạn. Nội dung của tái cơ cấu, phân phối nguồn lực xã hội theo hệ số ICOR phải gắn với mô hình tăng trưởng.

 

Nên đọc
Hồng Hà (Tổng hợp theo báo Đầu tư, Sài Gòn giải phóng)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo