Nữ doanh nhân

Bà chủ DALAHOUSE nuôi tham vọng đưa bột rau củ thương hiệu Việt trở thành super foood của thế giới

DNVN - Là người đầu tiên đưa bột cần tây uống liền made in Việt Nam đến với người tiêu dùng và gây sốt trong thời gian gần đây. Trong quá trình khởi nghiệp với Dalahouse, với lòng tin về một tương lai nông nghiệp sạch, niềm tự hào với những sản phẩm made in Việt Nam được biết đến mọi nơi trên thế giới trở thành “kim chỉ nam” cho cô chủ nhỏ này.

Nữ doanh nhân bỏ phố về quê, đưa củ nghệ mộc mạc xuất khẩu sang 11 nước châu Âu / Bác sĩ Đỗ Ngọc Anh: Bà chủ phòng nha “nghiện” gửi mail để lan tỏa cách chăm sóc răng miệng

Đầu Xuân mới Tân Sửu, chị Nguyễn Thị Huyền Trâm, Giám đốc DALAHOUSE đã chia sẻ với Doanh nghiệp Việt Nam về việc đưa khoa học công nghệ vào lĩnh vực chế biến nông sản, hướng tới xuất khẩu.Chào Trâm, tại sao Trâm lại chọn sản xuất Bột rau củ cho con đường khởi nghiệp của mình?

Chị Nguyễn Thị Huyền Trâm: Khi quyết đinh khởi nghiệp trong lĩnh vực chế biến nông sản, mình có đi tìm hiểu rất nhiều sản phẩm, và thấy rằng sản phẩm bột rau củ ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn họ sử dụng rất nhiều vì đây là sản phẩm thuần tự nhiên, rất tốt cho sức khỏe và tất cả mọi người đều có thể sử dụng được. Nhưng tại Việt Nam chưa có người làm nên mình quyết định chọn Bột rau củ, vì đây là xu hướng sản phẩm của tương lại đó là: Tiện lợi - an toàn- tự nhiên - tốt cho sức khỏe.

Trâm từng chia sẻ về thầy Trần Kim Thành - Chủ tịch Kido Group: "Thầy ơi, con cám ơn Thầy nhiều lắm, ngày đầu tiên được vào lớp "học thần thánh" của Thầy là ngày con mất tất cả sau 2 năm khởi nghiệp, bắt đầu lại từ con số 0, nhờ những kiến thức trong hơn 40 năm điều hành DN, Thầy đã truyền đạt lại tất cả cho chúng con, nhờ đó mà con mới có thể đứng lên và xây dựng được công ty đi đến ngày hôm nay." Trâm có thể chia sẻ rõ hơn, hành trình mất tất cả, và sự hồi phục thần kỳ như ngày hôm nay được không?

Mình bắt đầu trồng sau tươi và sản xuất bột từ 2016. Đến năm 2017 thì mình có hợp tác với 3 đối tác. Sau đó tới tháng 10/2017 thì bị bão đã làm sập nhà xưởng, hư hết tất cả hàng tồn kho, bao bì, máy móc bị mất và hư hại. Sau đó vì cạn vốn mà mình phải rút lui. Vậy là sau 2 năm mình đã không còn đồng nào và mất luôn công ty do chính mình gây dựng. Nhưng cũng may mắn nhờ dược sự chỉ dạy của Thầy cùng với những kinh nghiệm đã có trong 2 năm trước mà mình có thể khôi phục lại công ty và có 1 bước tiến dài cho Dalahouse.

Nguyễn Thị Huyền Trâm và sản phẩm bột rau củ của mình.

Chị Nguyễn Thị Huyền Trâm, bà chủ DALAHOUSE và sản phẩm bột rau củ của mình.

Theo đuổi lĩnh vực chế biến rau củ quả và chuyển dần qua canh tác hữu cơ, là con đường có "dễ dàng" hay không? Đã bao giờ Trâm thấy đuối vì sự chọn lựa này của mình?

Khi bắt đầu thì không có nhiều khó khăn do giờ nông dân nghe đến hữu cơ là thích, tham gia liền. Nhưng đi được khoảng 1 năm thì rất nhiều người nản và rút lui. Đó là lúc khó khăn nhất vì họ đã theo mình mà giờ làm hữu cơ mình chưa kiếm được phương pháp trồng hiệu quả, làm nông dân bị thất thu, thu nhập giảm. Lúc đó mình vừa buồn, vừa cảm thấy có lỗi mà cũng không dám giữ họ vì mình chưa giải quyết được tốt cho họ. Có hộ mình đăng ký cho họ giấy chứng nhận hữu cơ USDA được 1 năm thì họ bỏ không làm, làm mình phải bắt đầu lại từ đầu. Giờ thì Dalahouse đã xây dựng được 1 farm chính do chính kỹ sư của Dalahouse phụ trách, và đã đăng ký chứng nhận USD từ tháng 8/2019 và chứng nhận hữu cơ Châu Âu tháng 8/2020. Bên mình đang trong lộ trình xin cấp giấy chứng nhận. Và mình chủ động nghiên cứu quy trình trồng và chuyển giao lại cho nông dân.

Những khách hàng đã được tiếp cận sản phẩm bên Trâm, đa số phản hồi thế nào? Tâm lý chuộng hàng ngoại, sản phẩm đóng gói, chế biến rau củ ngoại vẫn chiếm đa số trong tâm lý người dùng Việt Nam, phải làm thế nào để thay đổi thói quen đó?

Dalahouse chưa tiếp cận được quá nhiều người tiêu dùng nhưng may mắn là tỷ lệ khách hàng trung thành và giới thiệu Dalahouse cho bạn bè rất nhiều. Nên Dalahouse đang cố gắng chăm sóc từng khách hàng thật tốt vì họ sẽ là bằng chứng thuyết phục nhất để cho mọi người tin tưởng và yêu thích Dalahouse thay vì hàng ngoại nhập. Rất khó để thay đổi được thói quen dùng hàng ngoại của người tiêu dùng, vì khi bỏ tiền mua thì ai cũng muốn mua được sản phẩm tốt, đúng giá trị họ bỏ ra. Nên thay vì đi thay đổi thì những doanh nghiêp Việt Nam phải cố gắng tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt và tử tế. Cái mình cần làm chính là từ từ xây dựng lại lòng tin của người tiêu dùng với hàng trong nước.

Việc mang sản phẩm ra khỏi biên giới Việt Nam đã được Trâm làm như thế nào? Chiến lược trong tương lai ra sao?

Ngay từ khi bắt đầu mình đã xác định là xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam chứ không có xuất thô theo kiểu giá rẻ, chất lượng thấp. Mình xác định sẽ phát triển mạnh về mảng thương hiệu. Xuất sản phẩm ra nước ngoài bằng thương hiệu của mình. Ngoài ra, Dalahouse chọn theo hướng hữu cơ vì mình muốn thế giới thấy được Việt Nam cũng có thể làm những hàng hữu cơ chất lượng với đầy đủ giấy tờ và có thể cạnh tranh ở tất cả thị trường.

Năm 2020 mình đã bán sản phẩm bột rau củ thương hiệu Dalahouse có chứng nhận FDA của Mỹ để bán trên sản thương mại điện tử Amazon. Bước tiếp theo mình sẽ bán vào Amazon ở những thị trường còn lại như Nhật, Châu Âu. Sau đó mình sẽ tìm thêm các đại lý phân phối ở các nước.

Xa hơn, Dalahouse mong muốn sẽ trở thành nhà cung cấp bột rau hữu cơ cho các thương hiệu lớn về super food trên thế giới. Vì hợp tác với những thương hiệu lớn thì Dalahouse sẽ học được nhiều hơn về công nghệ, xu hướng phát triển của thế giới. Đồng thời, họ sẽ giúp mình ngày càng nâng cao năng lực và quy chuẩn sản phẩm hơn. Nhờ đó các sản phẩm với thương hiệu Dalahouse sẽ có được chất lượng ngang tầm với thế giới và ra các sản phẩm đa dạng hơn thay vì chỉ là bột rau nguyên chất.

Huyền Trâm (giữa) trong một chuyến đi trồng rừng Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).

Huyền Trâm (giữa) trong một chuyến đi trồng rừng Bạch Mã (Thừa Thiên Huế).

Trâm đã tận dụng mạng xã hội để quảng bá cho sản phẩm của mình như thế nào?

Trâm có thể chia sẻ bằng một câu chuyện rất thật như thế này. Gần đây, Trâm nhận được email liên hệ hỏi mua hàng của 1 thương hiệu bán bột superfoods tương đối lớn và cao cấp tại Mỹ mà bên mình follow rất lâu qua Instagram.

Đầu tiên, mình sẽ tìm các công ty ở nước ngoài bán sản phẩm giống mình, hoặc có sử dụng nguyên liệu mà mình đang sản xuất ấn follow họ, họ có thể follow lại hoặc không.

Sau đó, bạn chăm chỉ viết bài và tag thật nhiều từ khóa liên quan đến sản phẩm. Thường các doanh nghiệp họ sẽ check các từ khóa liên quan đến sản phẩm của họ, cũng như tìm kiếm xu hướng mới về sản phẩm và ở nước ngoài thì Instagram phổ biến hơn Facebook (ngược lại, bạn cũng có thể lên Instagram để học thêm về xu hướng của thế giới trong ngành bạn đang làm). Họ có thể sẽ tìm ra công ty bạn qua từ khóa và sẽ đặt vấn đề khi họ cần thêm nhà cung cấp.

Như Dalahouse khi mình nghiên cứu về sản phẩm bột trên thế giới thì mình thấy hầu hết các công ty bán bột superfoods tại Mỹ đều bán sản phẩm có chứng nhận Organic. Đó là lý do mình quyết tâm làm giấy chứng nhận hữu cơ USDA chứ không làm Vietgap vì mình xác định sẽ bán nguyên liệu chất lượng với giá cao. Thường các công ty này họ sẽ nhập khoảng vài trăm kg cho tới1 tấn cho 1 loại chứ không nhập theo cont nên những công ty nhỏ như mình có thể kiểm soát được tốt thay vì xuất số lượng hàng lớn theo cont với giá rẻ.

Mục tiêu mỗi tháng Dalahouse trồng được 20 cây phủ xanh, giữ đất. Tháng này vượt chỉ tiêu với 26 cây thông. Mục tiêu của team là sau khi phủ kín farm team sẽ tiếp tục phủ kín đồi thông cạnh farm. Cố gắng cải thiện không gian sống xung quanh mình trước khi tiến tới mục tiêu tiếp theo Trâm đã và làm điều này như thế nào? Có khó khăn trong quá trình thực hiện không?

Mình rất thích cây cối, nên có tiền sẽ đổ vào trồng cây hết. Hiện tại, thì không có khó khăn gì, ngoài trồng tại farm thì Dalahouse cũng trích 1 phần lợi nhuận để đóng góp trồng cây xanh với các tố chức phi chính phủ chuyên trồng cây. Gần đây nhất là ngày 10/1 mình và team Dalahouse tham gia trồng cây tại rừng Bạch Mã với tổ chức chuyên trồng rừng Gaia. Dalahouse xác định đây sẽ là hoạt động hàng tháng của Dalahouse. Dalahouse luôn mong muốn xây dựng sản phẩm thân thiện môi trường, tốt cho sức khỏe. Nhưng vì sản phẩm khi thương mại nên bắt buộc đóng gói bằng bao bì, lon. túi… mình cảm thấy có trách nhiệm phải trồng cây trả lại cho môi trường vì những tài nguyên mình đã hao phí. Mục tiêu hơi mơ mộng là chúng ta cùng nhau phủ xanh tất cả núi rừng Việt Nam.

Mục tiêu cùng nhau phủ xanh tất cả núi rừng Việt Nam.

Mục tiêu cùng nhau phủ xanh tất cả núi rừng Việt Nam.

Vài năm gần đây xu hướng xu hướng sử dụng bột cần tây đang được rất nhiều khách hàng yêu thích do công dụng giảm cân, trị mụn, detox và hỗ trợ bệnh huyết áp, mỡ trong máu. Chính vì vậy, sản phẩm này trở thành chủ lực của bên Trâm phải không? Các sản phẩm bột hữu cơ khác được khách hàng đánh giá như thế nào? Tương lai, sẽ có những loại bột nào khác?

Dạ, nước ép cần tây có công dụng rất tốt nên đang là xu hướng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe ở cả Việt Nam và thế giới. Nhận thấy xu hướng này, Dalahouse là đơn vị đầu tiên ở Việt Nam ra dòng bột cần tây uống liền, rất được khách hàng yêu thích và đón nhận. Và hiện tại cần tây đang là sản phẩm hot nhất với các chị em phụ nữ. Nhưng là Dalahouse cũng còn 2 đối tượng khách hàng mà tỷ lệ mua hàng rất cao là các cô bác lớn tuổi uống rau để bổ xung chất xơ, tiêu hóa tốt và các em bé từ 1-10 tuổi cần bổ sung rau để tránh táo bón và chống suy đinh dưỡng.

Dalahouse bắt đầu đưa sản phẩm lên Amazon từ tháng 1/2020. Trâm có nghĩ tới việc tiếp cận thị trường trực tuyến Alibaba hay không? Việc tham gia sàn thương mại điện tử mang đến cơ hội, cũng như thách thức thế nào cho Trâm?

Hiện tại mình chưa định bán trên Alibaba vì sản lượng chưa lớn và mình muốn đi theo thương hiệu hơn và bán sỉ dạng cont.

Sàn thương mại điện tử thì đang là xu hướng và bắt buộc doanh nghiệp nào muốn phát triển thị trường đều phải tham gia. Nó giúp mình tiếp cận đến với nhiều khách hàng với chi phí thấp. Nhưng vì tiêu chuẩn trên sàn còn chưa cao nên mình sẽ bị cạnh tranh với rất nhiều các sản phẩm tương tự với giá thấp và chất lượng sản phẩm chưa được kiểm soát.

Trâm từng chia sẻ :"khi mình có đam mê, mình cảm thấy hạnh phúc trên hành trình mình đang theo đuổi và lòng kiên định giúp Trâm vượt thắng những khó khăn để có thể đi xa nhất trên con đường nông nghiệp sạch". Tuy nhiên, theo tôi, kinh doanh mà, không đạt được lợi nhuận, để dòng tiền sinh ra nuôi dưỡng tiếp đam mê, thì có vẻ khá "phù phiếm". Trâm cân bằng giữa đam mê, kiên định và lợi nhuận như thế nào?

Trước đây thì mình cân bằng bằng cách mở công ty mà làm 2 lĩnh vực, 1 công ty làm về quà tặng, đây là công ty mình làm đơn thuần mua đi bán lại, bên mình tư vấn giải pháp và thiết kế quà tặng riêng cho từng chương trình, sự kiện của khách hàng. Sau đó mình dùng lợi nhuận đầu tư hết vào Dalahouse. Hiện tại Dalahouse đã có lợi nhuận và lợi nhuận rất tốt vì bên mình kiếm soát từ khâu trồng, sản xuất và phân phối với bộ máy tinh giản nên không gắn quá nhiều chi phí cố định nên với Dalahouse mình đạt được cả về đam mê, hạnh phúc và lợi nhuận. Và mình cũng nhắn nhủ các bạn đang bắt đầu bước chân vào khởi nghiệp, 1 công ty muốn tồn tại và phát triển cần phải có thời gian, thời gian để bạn nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực của đội ngũ nên bạn cần phải có tiền để quy trì công ty đến lúc làm ra sản phẩm chất lượng, giá thành hợp lý (sản lượng lớn) được người tiêu dùng chấp nhận và mang lại lợi nhuận. Nếu chưa tích đủ vốn và kinh nghiệm thì bạn nên chậm 1 chút để giảm bớt rủi ro thất bại.

"Ai cũng mong ước sẽ có một ngôi nhà với khu vườn nhỏ tại Dalat để có thể thỏa thích ăn rau củ quả tươi ngon hàng ngày. Và Trâm muốn biến mong ước đó thành hiện thực bằng cách đưa các sản phẩm rau củ quả tươi ngon mang đi sấy lạnh để đảm bảo chất lượng được giữ tốt nhất và đem đến tận tay người tiêu dùng". Tôi rất ấn tượng với ý tưởng "sấy lạnh". Trâm có thể chia sẻ rõ hơn được không?

Sấy lạnh là cách dùng hệ thống hút hơi ẩm ra ngoài thay vì dùng nhiệt cao để đốt nóng hơi nước thoát ra từ sản phẩm, nhờ đó rau củ sấy lạnh giữ được gần như 90% so với rau tươi mà không cần dùng bất cứ chất phụ gia nào. Giúp người tiêu dùng có được sản phẩm còn đủ màu sắc, mùi vị giống với rau xanh và dùng thay thế rau tươi thông qua việc uống và ăn bột rau củ.

Khi kinh doanh nông nghiệp sạch bắt đầu được lan tỏa như một xu hướng, Trâm có thấy mình gặp áp lực không? Làm sao để Dalahouse của mình được định vị khác biệt, so với rất nhiều "Đà Lạt khác" ngày càng phổ biến?

Mình luôn ao ước nông nghiệp sạch lan tỏa thật nhanh, xu hướng này đến càng sớm càng tốt, như vậy người tiêu dùng sẽ được giáo dục và có nhiều kiến thức hơn từ đó họ sẽ biết cách chọn sản phẩm và các doanh nghiệp đang theo xu hướng này sẽ hưởng lơi. Còn trong trường hợp xấu nhất nếu thị trường Việt Nam chưa phát triển tốt thì mình sẽ tập trung mở thị trường khác vì nhu cầu cung cấp bột rau hữu cơ trên thế giới đang rất cần.

Theo mình định vị bằng chất lượng và dịch vụ là cách định vị lâu bền nhất. Mình luôn cố gắng càng ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mang đến nhiều thông tin, hướng dẫn họ cách bảo vệ sức khỏe và đồng hành cũng khách hàng trong quá trình họ sử dụng sản phẩm để họ thấy được tại Dalahouse sức khỏe của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.

Cảm ơn Trâm vì cuộc trò chuyện thú vị này!

Hồ Ngọc (thực hiện)
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm