Đời sống

Ăn lẩu mùa Đông tuyệt ngon nhưng có những người đặc biệt không nên ăn

Nếu thuộc những nhóm người dưới đây, bạn nên hạn chế ăn lẩu vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

10 món ăn tuyệt đỉnh thế giới ai cũng ước một lần được thưởng thức / Biến tấu cải thảo thành món ngon lạ miệng khiến cả nhà thi nhau ăn

1. Những người không nên ăn lẩu
Món lẩu có một đặc điểm chung là: Có vị cay nóng, sử dụng nhiều gia vị, nhiều loại thịt, đôi khi chỉ nhúng qua đồ ăn là đã vội gắp ra… Chính vì thế theo các chuyên gia, một số đối tượng sau nên cân nhắc kỹ trước khi ăn lẩu.
Bà bầu
Theo lương y Trung, bà bầu ăn lẩu thực tế không gây hại. Nhưng thói quen nhúng qua loa thức ăn, ăn thịt tái khi ăn lẩu có thể khiến bà bầu đối diện với các bệnh về ký sinh trùng như sán lá gan.
Ở bà bầu, sức đề kháng yếu đi, việc nhiễm sán hay ký sinh trùng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ lẫn bé.
Ngoài ra, lẩu chứa nhiều gia vị, nếu ko đảm bảo các loại gia vị này an toàn thì có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Vì vậy, phụ nữ ăn lẩu cần cân nhắc kỹ.
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Những người mắc bệnh dạ dày
Các loại lẩu cay như lẩu kim chi, lẩu Thái chua cay không phù hợp với những người mắc bệnh về dạ dày. Vị cay của gia vị nước lẩu, của ớt, của sa tế sẽ khiến dạ dày bị kích thích, gây đau đớn.
Tốt nhất, những người mắc bệnh dạ dày, đường tiêu hóa yếu nên chọn lẩu nấm hay lẩu thanh đạm sẽ tốt hơn.
Những kiểu ăn lẩu độc khủng khiếp, hại dạ dày và khoang miệng mà ngay cả dân “sành” ăn cũng dễ mắc phải
Người mắc bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp
Có thể thấy, nguyên liệu thường có trong món lẩu là nấm, thịt đỏ, hải sản, nội tạng… Đây đều là những thực phẩm giàu dinh dưỡng, dồi dào purine, nhiều cholesterol, không phù hợp để những người bệnh gút, tiểu đường, cao huyết áp ăn nhiều.
Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

2. Kiêng kỵ mà ai cũng phải biết khi ăn lẩu
Không dùng chung một đôi đũa để gắp đồ sống và đồ chín
Nhiều người thường chủ quan dùng một đôi đũa để vừa nhúng thịt sống, vừa gắp thịt chín ra ăn. Điều này sẽ tạo điều kiện đưa vi khuẩn từ thức ăn sống vào miệng. Do đó, bạn nên chuẩn bị một đôi đũa riêng chỉ để gắp đồ sống.
Không ngồi ăn lẩu quá lâu
Chúng ta thường có thói quen ăn ngồi ăn lẩu rất lâu, vừa ăn uống vừa nói chuyện. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, khi ăn lẩu bạn không nên ngồi quá 2 tiếng. Thời gian ăn quá lâu sẽ khiến bạn nạp nhiều thức ăn vào cơ thể. Lúc này, hàm lượng cholesterol trong máu cũng tăng cao; dạ dày, đường ruột phải làm việc liên tục; dịch tiêu hóa giảm đi dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Không ăn đồ quá nóng
Những nồi lẩu nóng hổi, bốc khói nghi ngút luôn là món ăn hấp dẫn đối với mọi người đặc biệt là trong những ngày trời trở lạnh. Tuy nhiên, đồ ăn gắp từ nồi lẩu ra thường quá nóng và không thích hợp đểu ăn ngay lập tức.
Nếu cho ngay thức ăn vào miệng, bạn có thể làm niêm mạc khoang miệng bị bỏng. Không những thế, thức ăn nóng còn làm tổn thương đến dạ dày. Hậu quá là bạn có thể vị viêm loét dạ dày.
Do đó, sau khi gắp thức ăn ra khỏi nồi lẩu, hãy chờ cho chúng nguội bớt rồi mới thưởng thức.
Không ăn đồ nhúng còn tái, đỏ
Khi ăn lẩu, nhiều người thích thịt có vị tươi mềm nên chỉ nhúng thịt bò, cá, thịt gà... vào nồi trong vài giây rồi gắp ra ngay. Khi đó, miếng thịt chỉ chín tái, bên trong thậm chí vẫn còn màu đỏ. Việc ăn thịt tái, đỏ rất dễ làm vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể.
Do đó, bạn cần phải chờ cho thịt chín hoàn toàn rồi mới gắp ra khỏi nồi lẩu. Đối với những loại thịt thái mỏng, bạn cần để chúng trong nồi ít nhất 1 phút. Đối với các loại viên hay tôm, sò, ốc, bạn nên để chúng trong nồi khoảng 5 phút.
Theo Hoàng Khuông/Công lý & Xã hội
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm