Đời sống

‘Khẩu nghiệp’ là có thật! Đàn bà đừng nói 6 điều này kẻo phúc đức cạn kiệt, quả báo chất chồng

Đàn bà chính là vận khí, phong thủy của gia đình. Vì vậy hơn ai hết, hãy tu khẩu để được hưởng phúc đức lâu dài.

Kết bạn nhầm trên Facebook, người phụ nữ 62 tuổi cưới được chồng trẻ 26 / 90% đàn ông khi đi ngoại tình, lừa dối vợ con đều thích tìm đến những kiểu phụ nữ này

Vọng ngữ – nói dối

Phật giáo coi trọng sự thật và điều thật, nên nói dối là một trong những tội nghiệt nặng. Người mà mở miệng ra là nói dối, nói dối không chớp mắt, nói dối tới quen miệng, thuận lời, không cần suy nghĩ, chính mình còn không cảm nhận được mình đang nói dối. Thật là nguy hiểm!

Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người. Những người này đôi khí nói dối cũng không phải là để hại người mà nói dối cho vui, ba hoa, nhưng không biết rằng như thế là rước họa vào thân.

Người gặp thì đề phòng, bạn bè gặp thì lánh xa, nhân duyên gặp thì vụt mất. Vì, Phật dạy về cuộc sống, dù nói dối xuất phát từ hảo tâm hay ác ý đều là tạo nghiệp xấu, làm tổn hại danh dự và hạ thấp bản thân.

>> Xem thêm: Gặp họa, bị bạn bè quay lưng mới nhận ra vợ con là nhất

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

>> Xem thêm: Những 'lời nói dối ngọt ngào' mà chị em rất muốn nghe

Nói lời thô thiển, mắng chửi người khác

Dù là trong mối quan hệ gì (bạn bè, người thân, thầy trò, hàng xóm…) thì việc dùng những lời lẽ tục tĩu để chửi mắng, chì chiết, xỉ nhục người khác khiến họ buồn phiền, suy sụp.. thì cuộc đời cũng không được tốt đẹp đâu. Khi thốt ra những lời lẽ đó thì bản thân cũng đã bị hạ thấp, tổn phước mà tự mang phiền toái đến với mình.

Người độc mồm, độc miệng chính là đang tự gieo nghiệp khổ đau cho mình. Do đó, tuyệt đối đừng nói những lời xúc phạm, khiến người khác tổn thương, đặc biệt là người thân của mình.

 

>> Xem thêm: Lấy hết can đảm thú nhận chuyện ngoại tình, chồng choáng váng nhận lại câu nói này từ vợ

Xảo ngữ – lời lẽ khiêu khích

Người dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác, tuy cười nói bóng bẩy đấy mà bụng dạ sâu xa, cũng là ác nghiệp. Nếu không thể giúp được gì cho người khác thì không nên hại người, nếu không thể dùng từ bi mà hóa độ tham, sân, si của người khác thì cũng không nên khơi gợi, cổ vũ những thói xấu ấy.

Vết thương chúng ta gây ra trên thân thể người khác còn có thể sẽ có ngày lành lặn trở lại, nhưng vết thương gây ra do lời nói "xà khẩu" thì chẳng biết khi nào mới lành lặn được. Thế nên hãy luôn luôn ghi nhớ và học theo câu của ông bà xưa: "Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" nha bạn!

>> Xem thêm: Quyết định của người vợ sau khi chứng kiến cảnh em họ đánh ghen hộ mình

 

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

>> Xem thêm: Mất cả chì lẫn chài vì "thả thính" bạn thân của người yêu

Không bịa chuyện, buôn chuyện

Chuyên gia nghe ngóng chuyện “thiện hạ” rồi thêm bớt cho hấp dẫn, đem đi rêu rao khắp nơi về người khác là một trong những nghiệp nặng nhất, sớm muộn gì cũng phải chịu báo ứng. Việc làm này không chỉ làm hại danh dự của người khác mà còn khiến bản thân mang danh “kẻ nhiều chuyện” khiến mọi người mất lòng tin, xa lánh.

Không nói lời chê bai, đánh giá người khác

 

Đừng bao giờ đánh giá về tính cách, công việc hay cuộc sống của một ai khi chưa thực sự hiểu hết về họ và chắc gì mình đã hơn họ. Mỗi người có một phẩm chất, cuộc sống riêng nên dù tốt hay xấu cũng không đến lượt bạn phát xét. Đặc biệt, đừng xỉa xói người thân của ai vì tôn trọng gia đình người khác cũng là tôn trọng gia đình mình.

Ba phải – nói hai lời

Hai lời tức là lúc nói thế này lúc nói thế khác, châm ngòi ly gián, trước mặt người này nói A mà với người khác lại nói B để hai bên phát sinh mâu thuẫn. Loại người này rất nguy hiểm, dùng lời lẽ hại người, là tạo nghiệp ác chứ không đơn thuần chỉ là nhói sai sự thật.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

Clip có thể bạn quan tâm:

 

- Video những câu đố giúp rèn luyện tư duy nhanh nhạy. Nguồn: SieuHocBua.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm