Khám phá

Bệnh hiếm biến rắn trông giống như… “xác ướp”

Đây là trường hợp đầu tiên của "bệnh nấm rắn" đã được phát hiện ở California (Mỹ). Căn bệnh hiếm này khiến con rắn trở nên tong teo và có lớp vảy đặc biệt.

'Cười nghiêng ngả' trước những pha 'tấu hài' của các loài động vật / "Tan chảy" trước hình ảnh chó làm "bảo mẫu", che chở và chăm sóc cho mèo con

Con rắn xuất hiện ở Plymouth, hạt Amador. Nó được phát hiện bởi một người dân và ngay sau đó đã được gửi đến cơ quan chăm sóc động vật hoang dã gần nhất.

Cục Cá và Động vật hoang dã California (California Department of Fish and Wildlife - CDFW) ngay sau khi nhận được thông tin đã tiếp nhận con rắn đặc biệt và thực hiện "khử trùng" trước khi gửi con rắn đi kiểm tra.
Hình ảnh con rắn ở Mỹ bị mắc bệnh nấm rắn cực hiếm.
Hình ảnh con rắn ở Mỹ bị mắc bệnh nấm rắn cực hiếm.

Mặc dù sau đó con rắn đã chết nhưng các nhà khoa học đã xác định được thủ phạm là loại nấm gây ra bệnh nấm rắn (SFD), Ophidiomyces ophiodiicola. Căn bệnh này khiến những con rắn trông giống như "xác ướp".

Thực tế, bệnh SFD không phải lúc nào cũng đe dọa đến tính mạng của đối tượng bị mắc phải. Các dấu hiệu có thể nhìn thấy bao gồm "có vảy, loét da hoặc nốt sần, vảy đổi màu, mắt đục và đầu con rắn bị sưng hoặc biến dạng”.

CDFW nói rằng trạng thái ốm yếu của loài rắn có thể là do giảm khả năng bắt con mồi. Chúng cũng thường trú ngụ những khu vực mở, không được bảo vệ nơi chúng tiếp xúc với thời tiết bất lợi và động vật ăn thịt.

Căn bệnh này có thể lây truyền theo nhiều cách khác nhau. Có thể thông qua sự bào mòn da hoặc tiếp xúc trực tiếp giữa những con rắn bị nhiễm bệnh khác hoặc từ mẹ truyền sang con.

 

Rất may là bệnh SFD không thể lây lan từ rắn sang người. Bệnh này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2008. Kể từ đó, nó đã được phát hiện ở hơn 30 loài rắn trên khắp châu Âu và Mỹ. Năm 2018, nó đã được phát hiện ở Idaho và ở miền nam Ontario, Canada. Bệnh nấm rắn được cho đang đe dọa các quần thể rắn vốn đang thu hẹp, trong đó có rắn đuôi chuông gỗ (Crotalus horridus) và rắn đuôi chuông massasauga (Sistrurus catenatu).

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm