Tài chính - ngân hàng

‘Nhận diện’ điểm nóng mùa đại hội ngân hàng

DNVN - Tính đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã lên lịch họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2020 và "điểm nóng" trong mùa đại hội năm nay khả năng sẽ điều chỉnh kế hoạch kinh doanh do liên quan đến dịch Covid-19 cũng như vấn đề tăng vốn đáp ứng tiêu chuẩn Basel II.

60 tỷ USD trong dân: Hiểu cho đúng về huy động / Kienlongbank ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Kienlongbank JCB

Mới đây, NHNN vừa ban hành Công điện số 02/CĐ-NHNN về tăng cường phòng, chống dịch bệnh covid-19 trong tình hình mới.
Trong đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) chủ động phối hợp với NHNN chi nhánh trên địa bàn xin ý kiến của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền tại địa phương về việc tổ chức đại hội cổ đông/đại hội thành viên để có hình thức tổ chức phù hợp hoặc xin lùi thời điểm tổ chức, đảm bảo nghiêm ngặt việc phòng, chống dịch COVID-19. Vì vậy, thời gian tới nhiều nhà băng sẽ điều chỉnh lịch tổ chức ĐHĐCĐ.
Chẳng hạn như Eximbank phải hoãn ĐHCĐ bất thường vì dịch Covid-19. Mặc dù phải hủy ĐHCĐ bất thường, song Eximbank vẫn lên lịch tiến hành ĐHCĐ thường niên 2020 vào ngày 22/4 tới. ACB, Vietcombank, Sacombank cũng lên lịch dự kiến tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần lượt vào ngày 7/4, 24/4.
Trong khi đó, ngày 7/3 vừa qua, khi mà cả nước nhận thông tin về bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 cũng là lúc BIDV đã tiến hành đại hội cổ đông vào ngày 7/3, song khá vắng cổ đông tham dự.
Techcombank vừa ra thông báo lùi thời gian tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 vào tháng 6/2020.
 BIDV là ngân hàng đầu tiên đã tiến hành đại hội cổ đông vào ngày 7/3

BIDV là ngân hàng đầu tiên đã tiến hành đại hội cổ đông vào ngày 7/3

Ngân hàng sẽ đồng loạt điều chỉnh kế hoạch kinh doanh?
Được biết, năm 2020, các nhà băng đặt mục tiêu lợi nhuận khá tham vọng với con số siêu khủng. Tuy nhiên, hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã có khoảng 926 tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chiếm khoảng 14,27% trên tổng dư nợ của 23 TCTD này và chiếm khoảng 11,3% dư nợ cho vay toàn hệ thống.
Theo thống kê của NHNN, trong 2 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 0,06%, thấp hơn so với mức 1% cùng kỳ năm 2019 - thấp kỷ lục 6 năm.
Ngoài ra, Moody's cũng nhận định, chất lượng tài sản trong các ngân hàng Việt Nam sẽ gặp rủi ro vì dịch Covid-19. Nếu dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp không có khả năng trả nợ thì nguy cơ gia tăng nợ xấu là khó tránh khỏi.
Điều này đặt ra thách thức cho ngành ngân hàng trong việc duy trì ổn định tình hình kinh doanh, giữ tỉ lệ nợ xấu ở mức thấp cũng như xem xét điều chỉnh kế hoạch kinh doanh 2020. Vì vậy, khả năng lớn nhiều lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ tùy tình hình để thay đổi kế hoạch kinh doanh.
Điển hình, tại BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận 12.600 tỷ đồng năm 2020. Tuy nhiên, trong 2 tháng đầu năm nay, huy động vốn tại BIDV giảm 1,6% và dư nợ tín dụng giảm gần 2%.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cho biết ngân hàng sẽ cố gắng bám sát và có thể điều chỉnh kế hoạch với tình hình thực tế. Năm nay, BIDV đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 9%.
Còn tại Ngân hàng Bản Việt, khoảng 20% tổng dư nợ cho vay khách hàng có khả năng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
Chia sẻ với báo chí mới đây, ông Ngô Quang Trung, Tổng giám đốc Ngân hàng Bản Việt cho biết, tác động trước mắt của dịch bệnh khiến doanh thu, thu nhập và dòng tiền trong ngắn hạn của khách hàng bị ảnh hưởng, nên trong giai đoạn này, ngân hàng sẽ quan tâm nhiều đến vấn đề cơ cấu lại nợ hơn là vay mới.
Bên cạnh điều chỉnh kế hoạch kinh doanh do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, vấn đề tăng vốn được dự báo sẽ tiếp tục là điểm nóng của mùa đại hội 2020 nhằm áp ứng đủ vốn theo yêu cầu Basel II.
Theo đó, các ngân hàng sẽ tăng vốn từ ba nguồn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu; phát hành tăng vốn cho cổ đông nước ngoài, phát hành trái phiếu tăng vốn cấp 2.
Hà Phương
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm