Quốc tế

"Hiểm họa Nga tấn công mạng" bị thổi phồng thành tin giật gân

(DNVN) - Các phương tiện truyền thông lớn nhất nước Mỹ đã cố gắng ngụy tạo tin giật gân về Nga dựa trên cơ sở của những cáo buộc thiếu căn cứ.

Trong trường hợp không có bằng chứng kết luận "Nga can thiệp" vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, các phương tiện truyền thông lớn nhất nước Mỹ đã cố gắng ngụy tạo tin giật gân dựa trên cơ sở của những cáo buộc thiếu căn cứ, theo New York Observer viết.

Theo đó, thành viên của Đảng Dân chủ bắt đầu thổi phồng câu chuyện về việc bẻ khóa máy chủ của Mỹ giống như tìm kiếm vật tế thần để dựa vào đó đổ lỗi cho thất bại của ứng viên Hillary Clinton trong cuộc bầu cử.

Tổng thống Nga Vladimir Putin bị Mỹ cáo buộc ra lệnh can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ.

Những người ủng hộ đảng Dân chủ và giới truyền thông ủng hộ họ cố gắng nắm bắt lấy những cáo buộc chống lại Nga, nhằm nỗ lực thuyết phục bản thân rằng ứng viên đại diện của họ thực sự đã chiến thắng.

Thuật ngữ "tin tức giả mạo" đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ ngay sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Khi đó, các phương tiện truyền thông hàng đầu của Mỹ bắt đầu công bố thông tin sai lệch, dựa trên giả định Nga bị cáo buộc đã ảnh hưởng đến cuộc bầu cử, nội dung bài báo phản ánh.

Chính giới cầm quyền Mỹ đã không cung cấp được bất kỳ bằng chứng nào thuyết phục rằng "tin tặc Nga" có thể đã nhúng tay vào bầu cử. Vì vậy, Bộ An ninh nội địa Mỹ và FBI vào ngày 29/12 đã công bố một bản báo cáo chung, mà ban đầu được tuyên bố là bằng chứng nặng ký về" tin tặc Nga".

Tuy nhiên, tài liệu không thỏa mãn kỳ vọng khi ngay trên trang đầu tiên đã xuất hiện dòng cảnh báo rằng "báo cáo được công bố trong tình trạng "hiện có" với mục đích thông tin, và Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ không cung cấp bất kỳ đảm bảo nào về dữ liệu chứa trong nó".

Với tình trạng thiếu bằng chứng, giới truyền thông bắt đầu cố gắng củng cố cáo buộc về "hiểm họa Nga tấn công mạng" bằng một thứ gì đó, nhưng cuối cùng tự biến thành những kẻ loan thông tin sai lạc giật gân, như tác giả bài báo tổng kết.

 

Nên đọc


.

Trung Hiếu (theo New York Observer)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo