Quốc tế

5 lý do khiến Ukraine trở thành Zimbabwe của châu Âu

NHTW Ukraine đã phải quyết định đưa ra các biện pháp mới về kiểm soát vốn và nâng lãi suất trong bối cảnh kinh tế quốc gia này rơi vào tình trạng siêu lạm phát giống như Zimbabwe. Câu hỏi đặt ra đâu là nguyên nhân khiến Ukraine lại rơi vào thảm cảnh như Zimbabwe. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 5 lý do giải thích cho hiện tượng này.

Tờ Washington Post trích dẫn một nghiên cứu gần đây của viện Cato cho thấy, theo cách tính giống như ở Zimbabwe thì lạm phát của Ukraine trên thực tế đã lên tới mức 272%, trong khi theo số liệu chính thức, lạm phát của nước này chỉ ở mức 28,5%. Mặc dù nghiên cứu của Cato giải thích sự khác biệt trong thống kê của Ukraine, nhưng hiện có rất nhiều lý do để sử dụng các phương pháp của Zimbabwe để tính toán con số lạm phát. Theo lý giải của viện Cato, có 5 lý do khiến Ukraine có mức lạm phát cao ngất ngưởng như vậy.

 

 

1. Chính phủ theo đuổi chính sách phân bổ lại tài sản

 

Ngày 03/3, NHTW Ukraine đã nâng lãi suất lên 30%, sau khi ngân hàng lớn thứ tư quốc gia này bị phá sản, và khoảng 40 ngân hàng đã sụp đổ trong năm 2014. Trước đó, ngày 25/02, Phó chủ tịch quốc hội Ukraine Vadim Denisenko giải thích rằng, chính sách tiền tệ của NHTW chẳng khác nào "sự phân phối lại tài sản". Với chính sách này, trong trung hạn, số lượng ngân hàng còn lại trong hệ thống tiền tệ Ukraine sẽ không vượt quá con số 20. Trong khi đó, trong năm ngoái, số lượng ngân hàng tại Ukraine là 200. Điều này có nghĩa rằng, chính sách tiền tệ của NHTW Ukraine đã làm giảm 90% số lượng ngân hàng. Cùng với luật được ban hành hôm 02/3, theo đó quy định các giám đốc ngân hàng phải chịu trách về sự thất bại của ngân hàng, chính sách này cho phép các cơ quan chức năng tịch thu tài sản của các chủ ngân hàng nhằm trả nợ cho các chủ nợ.

 

2. Đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản nhưng lại bảo lãnh cho đầu sỏ chính trị

 

Trong khi Delta, ngân hàng lớn thứ tư quốc gia, đã tuyên bố phá sản vào ngày 02/3, thì Privatbank, thuộc sở hữu của nhà tài phiệt Ihor Kolomoysky và là ngân hàng lớn nhất Ukraine, đã nhận được khoản vay trị giá 700 tỷ hryvnia (28,9 tỷ USD) vào ngày 25/02. Đây là gói cứu trợ thứ hai của ngân hàng này chỉ trong 2 ngày, và là khoản viện lớn nhất của chính phủ trong năm 2014.

 

3. In thêm tiền trả cho dân nếu nhiều ngân hàng sụp đổ

 

Theo danh sách các biện pháp của ngân hàng quốc gia Ukraine đã thông báo, họ có kế hoạch ổn định dòng tiền bằng cách thu dư thanh khoản của ngân hàng và tăng khoản vay cho các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Điều này có nghĩa là ngân hàng Ukraine sẽ in thêm tiền khi có 1 ngân hàng phá sản để trả cho người gửi tiền và hi vọng các ngân hàng còn lại sẽ trả lại khoản vay cho họ. Hành động này có thể sẽ khiến nhiều ngân hàng bị sụp đổ hơn nữa.

 

Theo một danh sách các biện pháp chính sách mà NHTW Ukraine công bố hôm 03/3, định chế này có kế hoạch bình ổn nguồn cung tiền tệ bằng cách thu dư thanh khoản của các ngân hàng, đồng thời gia tăng các khoản cho vay đối với các quỹ bảo hiểm tiền gửi. Nói cách khác, một phần đáng kể của việc tăng cung tiền sẽ được thực hiện thông qua việc cấp các khoản vay bổ sung cho Quỹ Bảo hiểm Tiền gửi. Điều này đồng nghĩa rằng, NHTW sẽ in tiền mỗi khi một ngân hàng nào đó sụp đổ để thanh toán cho khách hàng gửi tiền, và kỳ vọng các ngân hàng còn lại sẽ hoàn trả 30% giá trị các khoản nợ. Bước đi này có khả năng sẽ khiến số lượng ngân hàng bị sụp đổ nhiều hơn.

 

4. Áp đặt chính sách "thắt lưng buộc bụng" để đổi lấy các khoản vay của IMF

 

Theo số liệu của Cơ quan Thống kê Ukraine, tiền lương thực tế trên vùng lãnh thổ Ukraine giảm 17,3% trong năm 2014. Mặc dù tiền lương tăng trưởng theo lạm phát sau cuộc đảo chính lật đổ ông Viktor Yanukovych, với việc tiền lương trong lĩnh vực giáo dục và y tế đạt mức đỉnh trong tháng 6 năm ngoái, các điều kiện nhận khoản vay của IMF buộc chính phủ phải hạn chế chi tiêu xã hội. Và kết quả là tiền lương của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị giảm 25%, trong khi đó tiền lương của nhân viên y tế bị cắt giảm 8,7%, chưa kể số lượng lớn nhân viên bị sa thải.

 

5. Siêu lạm phát trong cơn bão sụp đổ tài chính, tiền tệ và nghèo đói hàng loạt


Mặc dù cắt giảm tiền lương của lao động khối ngành công đã giảm được chi tiêu công trong ngắn hạn, nhưng số tiền vay từ IMF chỉ được sử dụng để hoàn trả các khoản nợ hiện có. Trong khi đó, việc giảm chi tiêu công đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế, với việc các donah nghiệp chứng kiến chi tiêu tiêu dùng giảm sút.

 

Tình hình còn trở nên phức tạp hơn khi xuất xuất khẩu của cả hai ngành công nghiệp và nông nghiệp đều lao dốc. Ngành công nghiệp phải chứng kiến tình trạng trợ cấp cắt giảm theo điều kiện của gói cứu trợ của IMF, còn ngành nông nghiệp đối mặt với việc giá lương thực đi xuống, kéo theo doanh thu xuất khẩu giảm một nửa. Thống đốc NHTW Ukraine Valeria Gontareva hôm 02/3 cho biết, so với tháng 1 và 2 năm 2014, doanh thu xuất khẩu đã giảm tới 45%.

 

Trước đó, chính phủ Ukraine đã khuyến khích các nhà sản xuất nông nghiệp xuất khẩu thêm thực phẩm nhằm cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Và động thái này đã khiến giá rau và ngũ cốc trong nước tăng 90% trong năm ngoái.

 

Cùng với việc sụp đổ của đồng hryvnia hồi tháng 2, kéo theo giá thực phẩm nhập khẩu tăng lên, khách hàng đã đổ xô tới các cửa hàng mua thực phẩm nội địa giá rẻ trong khi nguồn cung thiếu hụt do khối lượng hàng hóa xuất khẩu ở mức cao. Kết quả là giá cả tại các cửa hàng đã tăng gấp đôi trong 1 đêm.

 

Sự khác biệt thực sự duy nhất giữa Ukraine và Zimbabwe là Zimbabwe đã nỗ lực phân phối lại đất đai từ người nghèo cho người giàu, trong khi đó Ukraine phân phối lại tài sản từ người giàu cho người rất giàu.

 

 

Nguyệt Minh (Theo Sputniknews)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo