Hỗ trợ doanh nghiệp

APEC 2017: Doanh nghiệp nên coi người tiêu dùng là động lực phát triển

(DNVN) - Đây là chia sẻ của bà Pamela G.Bailey, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tiêu dùng Mỹ tại Hội thảo Thương mại và sáng tạo APEC diễn ra sáng 19/5 tại khách sạn Daewoo, Hà Nội.

Theo bà Pamela G.Bailey, thúc đẩy thương mại là lĩnh vực quan trọng, nhiều năm qua Hiệp hội các nhà sản xuất hàng tiêu dùng Mỹ đã đặt ra mục tiêu nâng cao cuộc sống cho hàng triệu người, chính vì vậy đây là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất ở Hoa Kỳ, tạo sự kết nối trong chuỗi thực phẩm. Các doanh nghiệp không chỉ kết nối nội bộ mà còn kết nối nền kinh tế địa phương với nền kinh tế toàn cầu.

Đổi mới sáng tạo có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển. Tại Mỹ, các công ty sản xuất đưa ra yêu cầu, việc làm mới, sản xuất các hàng hóa đáp ứng yêu cầu của khách hàng về sản phẩm. Các doanh nghiệp Mỹ coi người tiêu dùng là động lực phát triển, từ đó sản phẩm sản xuất ra liên tục được cải tiến tốt hơn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bên cạnh đó, các công ty khai thác và cung cấp sản phẩm an toàn, các sản phẩm nông nghiệp được trồng theo cách thức bền vững. Hiện nay, người tiêu dùng tại Mỹ chỉ phải chi tiêu khoảng 6% trong tổng thu nhập cho lĩnh vực thực phẩm. Còn lại phần lớn dành cho các chi phí khác về giáo dục, y tế.

Toàn cảnh phiên thảo luận đầu tiên tại Hội thảo.

Theo bà Pamela G.Bailey, để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo cần có 3 hợp phần chính: Cần đối thoại với các bên có liên quan; Các cơ quan quản lý nhà nước cần có kỹ năng cần thiết và cần có cam kết chính trị nhất quán thúc đẩy quá trình đổi mới sáng tạo, công tác quản lý nhà nước không được làm bối rối người tiêu dùng, các công ty cần có được thông tin rõ ràng để đưa ra kết luận của mình.

Ngoài ra bà Pamela G.Bailey cũng nhấn mạnh “An toàn thực phẩm là ưu tiên cao nhất trong công ty”, Trong thời gian qua, Hiệp hội của bà cũng đã có những chương trình hỗ trợ cho một số thành viên APEC xây dựng và thực hiện các khung khổ quản lý, chuỗi quản lý thực phẩm dựa trên khoa học, đưa ra mô hình đạo tạo mở ai cũng có thể theo học…

Còn theo ông John Drummond, đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng trở nên phức tạp. Môi trường ngày càng mở cho đổi mới sáng tạo, rút ngắn thời gian làm ra sản phẩm. Nhiều công ty hiện nay đều có sáng tạo xuyên quốc gia.

Tuy nhiên, điều quan trọng theo đại diện Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế là năng lực của quốc gia để có thể hấp thụ được năng lực sáng tạo. Khi phân tích chuỗi giá trị toàn cầu thì 75 % là hoạt động trung gian, thuế, hoạt động thuế quan tác động xuyên quốc gia. Ngoài ra, rào cản thương mại là thách thức lớn đối với sáng tạo công nghệ.

Về cơ bản các quốc gia đều có khung thể chế, pháp luật giống nhau, có thể hợp tác chặt chẽ với nhau về để mang lại lợi ích về thương mại. Một trong những thông điệp được ông John Drummond nhấn mạnh là “ chúng ta đang có cơ hội tuyệt vời để nâng cao chỉ số cạnh tranh về dịch vụ, đây là một trong những hiệu quả tiềm năng mà nền kinh tế APEC có thể tập trung phát triển trong thời gian tới.”

 

Còn theo kinh nghiệm của Nga trong phát triển đổi mới sáng tạo, ông Sergey Mikhnevich, giám đốc trung tâm hợp tác đa phương, Liên hiệp các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga cho biết, Chiến lược đổi mới sáng tạo đến 2020 đưa Nga đưa ra từ năm 2011, tại đây, các chỉ số cụ thể liên quan phát triển đổi mới sáng tạo được nhấn mạnh.

Nga cũng có các chương trình cấp Bang định hướng về khoa học công nghệ, trong đó có các thành phần như nền kinh tế đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế, khoa học giáo dục, công nghiệp, nâng cao cạnh tranh, các chương trình đều đưa ra các mục tiêu cụ thể, mỗi chương trình đều có ý nghĩa quan trọng như những viên gạch góp phần cho đổi mới sáng tạo.

Giai đoạn 2013-2020, Nga dành gần 1 tỷ rup đầu tư cho đổi mới sáng tạo. Nếu tính tổng đầu tư trong toàn bộ giai đoạn khoảng 1.900 tỷ rup. Ngoài cơ quan liên bang còn có sự tham gia của các bên liên quan, các tổ chức khu vực tài chính như ngân hàng VEB, Jusnano…

Hoạt động chính của các cơ quan phát triển có thể chia làm 2 nhóm: hỗ trợ tài chính và phi tài chính (bao gồm chính trị, chính sách đáp ứng tiêu chí của nhà đầu tư trong nước và ngoài nước; thúc đẩy sản phẩm quan trọng) gần như các giai đoạn đều nhận được hỗ trợ trong hệ thống.

Một cơ chế thú vị mà Nga thực hiện được ông Sergey Mikhnevich đưa ra có tên “Thúc đẩy đổi mới sáng tạo” cung cấp hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu và đổi mới sáng tạo. cơ chế này có tác động đến các loại quỹ từ nhiều cơ quan như: Skolkovo, Rusnano, RVC…

 

Mặc dù khó đánh giá ngay những tác động của các chính sách, tuy nhiên theo ông Sergey Mikhnevich những con số thể hiện chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng từ bậc 62 lên 43 giai đoạn 2013-2016 đã nói lên nhiều điều. Bên cạnh đó là hiệu quả đến từ cơ chế đối với khu công nghiệp công nghệ, thu hút số lượng lớn các công ty đến.

“Mỗi 1 Rup từ ngân sách thu hút đc 7-11 rup mang về từ tư nhân” ông Sergey Mikhnevich dẫn chứng thêm về hiệu quả từ những chính sách mà Nga đang thực hiện. Trong năm 2015, kim ngạch xuất khẩu công nghệ Nga đạt 13,7 tỷ đô. Năm 2016, có hơn 1.500 dòng sản phẩm công nghệ sản xuất tại Nga, trong đó có 192 sản phẩm là hoàn toàn mới.

Nên đọc
Hòa Lộc
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo