Doanh nhân

Bài học quản lý tài chính đắt giá cho Starup nhìn từ vụ tố nợ The KAfe

Sau vụ lùm xùm về công nợ với phía đối tác Công ty CP Thực phẩm Gia Tường, đại diện The KAfe cho rằng đây chính là những bài học lớn về quản lý tài chính trong quá trình khởi nghiệp...

Phản hồi thông tin chây ì, chiếm dụng vốn kinh doanh của Công ty CP Thực phẩm Gia Tường, phía The KAfe cho rằng, số tiền chuỗi nhà hàng này đang nợ khoảng 3 tỷ, chứ không phải 4 tỷ. Tuy nhiên một chuỗi nhà hàng được đánh giá là quy mô lại để xảy ra sự việc lùm xùm về công nợ đã tạo nên thông tin tiêu cực về Startup.

Đại diện doanh nghiệp này cho rằng, khoản nợ chưa được thanh toán do 2 bên không thống nhất được tiền cần thanh toán, chứ không phải chây ì, không trả nợ.

Trước đó thành viên sáng lập chuỗi cà phê này đã huy động thành công 5,5 triệu USD của một quỹ đầu tư nước ngoài để mở rộng lên tới 20 nhà hàng ở Hà Nội và TP HCM. Ngoài ra còn dự kiến IPO tại Hong Kong trong thời gian tới đây. Tuy nhiên những rắc rối về tài chính với đối tác gần đây đã khiến nhiều người hoài nghi về việc sử dụng nguồn vốn huy động có thực sự hiệu quả.

Bài học quản lý tài chính từ vụ tố nợ của The KAfe

Người sáng lập The KAfe đã huy động thành công 5,5 triệu USD của một quỹ đầu tư nước ngoài.

Trao đổi với báo chí, đại diện chuỗi nhà hàng cà phê trên cho biết: “Sau khi nhận được vốn đã giải ngân phần lớn để xây dựng hệ thống văn phòng tại Hà Nội và TP HCM, xây dựng bộ máy vận hành và một phần mở rộng hệ thống. Đồng thời chuỗi cũng cần tuân thủ về các mốc phát triển kinh doanh, cả bộ máy nội bộ lẫn quy mô phát triển. Đối tác đầu tư chỉ rót vốn khi họ nhìn thấy tiềm năng phát triển và kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp”.

Tuy nhiên một chuyên gia thị trường cho biết, bẫy lớn nhất với các Starup là có thể thành công ban đầu tại một địa điểm đơn lẻ. Khi bị tung hô quá mức, chủ nhân thường không nhìn thấy rõ những khiếm khuyết của mô hình ban đầu lẫn những vấn đề phức tạp phát sinh khi mở rộng thành chuỗi và quá nhanh. Đặc biệt là những lỗ hổng trong quản lý tài chính cũng dễ phát sinh hơn.

Ngoài ra, khi dự án được nhận vốn từ một quỹ nào đó thì áp lực phải đạt số lượng cửa hàng cam kết mở trong một khoảng thời gian nhất định cũng làm người chủ không còn đủ sáng suốt như ban đầu. Đi tìm được 5-10 địa điểm mới không phải là một điều dễ dàng, trong khi với lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, quy luật số một là địa điểm.

Đây cũng là điều mà The KAfe thừa nhận. Sau khi gọi vốn, Starup này đã trải qua nhiều thay đổi bước ngoặt, như quy mô doanh nghiệp, mô hình kinh doanh, bộ máy quản trị... Người sáng lập chuỗi này cho biết, đã có nhiều thay đổi trong bộ máy vận hành thời gian vừa rồi. Họ phải thay đổi hoàn toàn từ một bộ máy vận hành cho 2 cửa hàng thành bộ máy vận hành chuỗi và thương hiệu. Cũng vì vậy mà doanh nghiệp đang dừng lại sau một thời gian phát triển liên tục để ổn định lại bộ máy vận hành của mình.

Nỗ lực xây dựng dự án, đưa ra phương án khả thi là điều mà nhiều bạn trẻ khởi nghiệp đang làm để tạo ấn tượng với quỹ đầu tư. Nhưng câu chuyện quản lý, phát triển như thế nào sau khi gọi vốn thành công với các Starup Việt vẫn là điều đáng bàn. 

Tổng hợp theo Zing.vn

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo