Quốc tế

Báo Nhật: Triều Tiên bí mật đóng tàu ngầm hạt nhân

(DNVN)-Truyền thông Nhật Bản đưa tin, Triều Tiên đang bí mật đóng tàu ngầm hạt nhân mà họ hi vọng sẽ đưa vào vận hành trước năm 2020.

Tờ báo Sekai Nippo của Nhật Bản dẫn một nguồn tin giấu tên cho hay, Triều Tiên đang bí mật đóng tàu ngầm hạt nhân mà họ hi vọng sẽ đưa vào vận hành trước năm 2020. 

Theo tờ báo này, nguồn tin biết rõ tình hình Triều Tiên cho biết, Bình Nhưỡng đsã bí mật đóng tàu ngầm hạt nhân và đây sẽ là một bước nhảy vọt lớn đối với Hải quân Triều Tiên. Hải quân Triều Tiên có thể duy trì một hạm đội từ 50 đến 60 tàu ngầm điện diesel.

Ảnh minh họa. 

Nguồn tin cho biết thêm, các kỹ sư Nga và Trung Quốc đã và đang đã tới nhà máy đóng tàu Nampo của Triều Tiên để hỗ trợ kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân. 

Trong khi đắt đỏ và tốn kém hơn nhiều so với tàu ngầm thông thường chạy bằng điện diesel, tàu ngầm hạt nhân chạy hơn, mạnh hơn, linh hoạt hơn và phạm vi rộng hơn vì chúng có thể ở dưới nước lâu hơn, mà không cần phải tiếp nhiên liệu hay trở lại bề mặt nhiều lần.

Tàu ngầm hạt nhân thường được kết hợp với tên lửa đạn đạo. Các chuyên gia phân tích nhận định, nhiều khả năng Triều Tiên quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân vì nó không chỉ tăng cường sức mạnh quốc gia, mà còn để sử dụng cách thức phóng tên lửa âm thầm hơn là phóng trên mặt đất như hiện tại.

Theo giới phân tích, Triều Tiên đang quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân bởi nó không chỉ tăng cường sức mạnh quốc gia, mà còn để sử dụng cách thức phóng tên lửa "yên tĩnh hơn" là phóng trên mặt đất như hiện tại.

Trong Hải quân Mỹ, các tàu ngầm hạt nhân được trang bị các tên lửa đạn đạo - một thành phần của bộ ba hạt nhân, theo đó đảm bảo khả năng của Mỹ trong việc bắn trả trong trường hợp xảy ra cuộc tấn công hạt nhân bất ngờ, bởi vì việc phát hiện và phá hủy tất cả các tàu ngầm tên lửa trước khi họ có thể phóng tên lửa là không hiệu quả. 

 

Kể từ năm 2014, Triều Tiên đã phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm Pukguksong-1 ít nhất 6 lần. Pukguksong-1 cũng có thể được trang bị 1 đầu đạn hạt nhân nhỏ. 

Nên đọc
NM (Theo Sputnik)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo