Môi trường

Bảo tồn đa dạng sinh học phía Tây và Nam Trường Sơn

Vừa qua, Chi cục Kiểm lâm Vùng III, phối hợp với Viện sinh thái học miền Nam (SIE) - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã (WCS) - Chương trình Việt Nam đã tổ chức hội thảo quốc tế về hợp tác bảo tồn đa dạng sinh học vùng sinh cảnh sườn Tây, phía Nam Trường Sơn giữa Việt Nam và Campuchia.

Khu vực sườn Tây, phía Nam Trường Sơn là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật nguy cấp và quý hiếm như voi Châu Á, bò tót, bò rừng, chà vá chân đen, cùng nhiều loài vượn khác.

 

Qua đó, đưa ra kết quả khảo sát sơ bộ về giá trị đa dạng sinh học, các mối đe dọa chính tới hệ động thực vật trong khu vực, đặc biệt là thông tin về các đường dây buôn bán trái phép động vật hoang dã.

 

Hội thảo cũng chia sẻ tình hình thực thi pháp luật tại địa bàn và những khó khăn, trở ngại mà các cơ quan chức năng đang phải đối mặt. Các giải pháp và các hoạt động ưu tiên thực hiện trong thời gian tới nhằm tăng cường tính hiệu quả của công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở cả phía Campuchia và Việt Nam cũng được đưa ra thảo luận

 

Đây là một trong những hoạt động góp phần triển khai Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lâm nghiệp giữa hai Bộ của Việt Nam và Campuchia kí kết vào tháng 6 năm 2012.

 

Khu vực sườn Tây, phía Nam Trường Sơn là sinh cảnh rộng lớn được bao phủ bởi vùng rừng trải rộng từ Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước đến huyện Tuy Đức, tỉnh Đăk Nông, nơi có mật độ vượn má vàng ghi nhận cao nhất ở Việt Nam đồng thời cũng là nơi diễn ra nạn săn bắt, buôn bán trái phép động vật hoang dã sôi động.

 

Đây cũng là khu vực có ý nghĩa hợp tác quốc tế do tiếp giáp với rừng phòng hộ Seima ở Campuchia, nằm giữa các tỉnh Mondulkiri và Kratie. Đồng thời là nơi trú ẩn của nhiều loài động vật nguy cấp và quý hiếm như voi Châu Á, bò tót, bò rừng, chà vá chân đen, cùng nhiều loài vượn khác.

Ngân Hà
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo