Pháp luật

Cấm xuất khẩu gỗ tròn, gỗ xẻ tự nhiên

Ngoài xuất khẩu gỗ, đối với động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, luật cũng cấm xuất khẩu mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm có nguồn gốc từ tự nhiên vì mục đích thương mại gồm: mẫu vật động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB; mẫu vật thực vật rừng thuộc nhóm IA theo quy định của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; mẫu động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Phụ lục I của CITES.

 

Đây là các quy định mới về cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước… theo Thông tư của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

 

Về xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép, gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

 

Ngoài ra, xuất khẩu có giấy phép mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm phục vụ ngoại giao, nghiên cứu khoa học, trao đổi giữa các vườn động vật, vườn thực vật, triển lãm, biểu diễn xiếc, trao đổi, trao trả mẫu vật giữa các Cơ quan có thẩm quyền quản lý CITES các nước.

 

Đối với giống cây trồng, thương nhân không được xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục giống cây trồng quý hiếm cấm xuất khẩu theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Trong trường hợp xuất khẩu có giấy phép, thương nhân xuất khẩu giống cây trồng có trong Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm trao đổi quốc tế trong trường hợp đặc biệt và Danh mục nguồn gen cây trồng quý hiếm hạn chế trao đổi quốc tế theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

 

Với giống vật nuôi, trường hợp xuất khẩu có giấy phép, thương nhân trao đổi với nước ngoài những giống vật nuôi quý hiếm có trong Danh mục giống vật nuôi quý hiếm cấm xuất khẩu và Danh mục nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần bảo tồn để phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích đặc biệt khác do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

 

Đối với thủy sản, cấm xuất khẩu các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thủy sản cấm xuất khẩu như trai ngọc, cá anh vũ, cá hô, cá heo, cá voi, rùa biển, rùa da, đồi mồi, rùa đầu to…

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 29/3/2015.

PV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo