Pháp luật

Chính sách gây kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp

Thông tư 03 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và một số văn bản liên quan đến việc quản lý sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam, có nội dung chưa thực sự chưa phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gây khó khăn, cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật, và lâu dài doanh nghiệp có thể dẫn đến phá sản.

Ông Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội Hóa chất và Nông nghiệp Hà Nội

Đó là ý kiến chung của các doanh nghiệp tại Tọa đàm “Những bất cập trong công tác quản lý ngành  thuốc bảo vệ thực vật” được tổ chức ngày 17/12, tại Hà Nội.

Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hằng – Tổng Thư ký VCCI cho biết,  mặc dù nhu cầu và tiềm năng đối với ngành thuốc bảo vệ thực vật rất lớn, tuy nhiên trong suốt những năm qua, việc sản xuất thuốc bảo vệ thực vật trong nước vẫn chỉ dừng lại ở mức nhập khẩu, sang chiết và đóng chai, dán nhãn,… phụ thuộc hoàn toàn vào sự cung cấp của các nhà cung cấp nước ngoài, gây thất thoát nguồn ngoại tệ, lãng phí nguồn lao động trong nước… Một trong những nguyên nhân chính được cho là đã kìm hãm sự phát triển ngành thuốc bảo vệ thực vật trong nước những năm qua là do các cơ chế chính sách thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, gây khó khăn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
 
Liên quan đến các vấn đề về chính sách, bà Hằng cho biết, VCCI đã nhận được nhiều đơn phản ảnh của Hiệp hội cũng như các doanh nghiệp về một số văn bản pháp quy của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Các văn bản pháp quy này, cụ thể là thông tư 03 và một số văn bản liên quan đến việc quản lý sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, về lâu dài doanh nghiệp có thể dẫn đến phá sản.
 
Các cơ quan lập pháp, cơ quan quản lý nhà nước khi ban hành các văn bản pháp quy cần phải rõ ràng, minh bạch, phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển 
 
Ông Đàm Quang Thắng - Chủ tịch Hội Hóa chất và Nông nghiệp Hà Nội bày tỏ: Nội dung của Dự thảo Thông tư  quản lý thuốc bảo vệ thực vật  có nhiều quy định gây bức xúc trong các doanh nghiệp. Một số quy định mới trong Dự thảo vừa chưa sát thực tế lại vừa có những điều chưa phù hợp với những văn bản quy phạm pháp luật đang có hiệu lực.
Những khó khăn trong việc thực hiện hợp chuẩn hợp quy trong sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật là vấn đề được nhiều đại diện doanh nghiệp có mặt tại Tọa đàm quan tâm và đưa ra ý kiến. Các đại diện DN đều cho rằng đến thời điểm này, các doanh nghiệp vẫn đang loay hoay để tiến hành thực hiện công việc này và gặp rất nhiều trở ngại.
 
Ông Lê Thanh Hải – Giám đốc Công ty cổ phần phát triển thương mại ADI, cho biết, vấn đề này quy định đã được Bộ Nông nghiệp ban hành cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành nông nghiệp đặc biệt là ngành thuốc bảo vệ thực vật. Quy định được ban hành và bắt đầu có hiệu lực từ 25/2/2015 đối với tất cả các kinh doanh trong ngành bảo vệ thực vật. Nhưng đến thời điểm này, các DN vẫn đang loay hoay để tiến hành thực hiện công việc này và gặp rất nhiều trở ngại.
 
Cùng quan điểm trên, ông Đỗ Đức Tú - Công ty Bảo vệ thực vật I trung ương chia sẻ: Trên thực tế, rất nhiều đơn vị được Cục Bảo vệ thực vật chỉ định làm công bố hợp quy liên hệ để làm việc nhưng mọi thứ đều đang rất bế tắc. Một khó khăn, trở ngại rất lớn này đang là hàng rào cản các doanh nghiệp khi đưa sản phẩm ra thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngành sản xuất phục vụ trong nông nghiệp có tính mùa vụ cao nên các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, đầu tư các vật tư, nguyên liệu để sản xuất phục vụ bà con, hàng hóa sẽ còn lưu chuyển trên thị trường không phải một vụ đã hết. Khó khăn chồng chất khó khăn cho vấn đề này.
 
Với những khó khăn này các doanh nghiệp Cục Bảo vệ thực vật nên có một buổi họp công khai với sự tham gia của Cơ quan quản lý chuyên ngành, thanh tra chuyên ngành, nhà khoa học, Cục quản lý thị trường (Bộ công thương) và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 
 
Khi cơ quan quản lý chuyên ngành có những văn bản hướng dẫn cụ thể thì cũng nên cho các doanh nghiệp một lộ trình (hay thời gian) để doanh nghiệp tiến hành làm và chuẩn bị cho việc thay nhãn mác (bao bì sản phẩm) theo đúng quy định tránh những tổn thất lãng phí của doanh nghiệp cũng như của xã hội. Các doanh nghiệp đều cho rằng với thời gian thực hiện của Thông tư là 25/2/2015 thì doanh nghiệp rất khó để thực hiện.
 
Ông Nguyễn Đắc Lộc – Phó Chi cục Quản lý thị trường, TP Hà Nội cho rằng: “Trong thông tư vẫn còn một số điều khoản mà các doanh nghiệp vẫn muốn góp ý thêm để đảm bảo sự hài hòa giữa cơ quan quản lý, doanh nghiệp và lợi ích của bà con nông dân đặc biệt với nền sản xuất nông nghiệp trong nước vốn còn đang rất khó khăn: chi phí cho sản xuất nông nghiệp nhiều, đầu ra sản phẩm còn thấp. Tôi mong rằng, cùng với sự góp ý kiến từ thực tế của các doanh nghiệp văn bản pháp quy cố gắng làm sao sát với thực tế sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai” – ông Nguyễn Đắc Lộc nói.
 
Ông Huỳnh Tấn Đạt – Trưởng phòng quản lý thuốc bảo vệ thực vật – Cục bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thừa nhận việc triển khai thông tư 03 trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy tại dự thảo mới, ban soạn thảo đã đưa vào sửa đổi ở điều 6.  Sau khi kế hoạch được phê duyệt,  sẽ có hướng giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp hiện nay. 
 
Như Trâm
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo