Chính sách

Việt Nam cần làm gì để phát triển kinh tế sáng tạo?

DNVN - Mặc dù Việt Nam có nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi, cấp vốn cho các dự án kinh tế sáng tạo nhưng còn nhiều vướng mắc trong thực hiện, do đó phát huy hết tiềm năng của mô hình kinh tế này.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu tinh giản đầu mối xuất khẩu gạo / Điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất: Thực hiện với vấn đề cấp bách, dự án đang chờ đất

Nhiều nhân tố hỗ trợ kinh tế sáng tạo tại Việt Nam

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khái niệm kinh tế sáng tạo (KTST) đã ra đời và liên tục điều chỉnh trong hơn ba thập kỷ qua.

Nền KTST được định nghĩa là nền kinh tế hình thành dựa trên các chu trình lên ý tưởng, phát triển, sản xuất, phân phối và tiêu thụ (bao gồm cả xuất khẩu) các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sáng tạo, gắn với thiết lập, tôn trọng và bảo vệ sở hữu trí tuệ.

Thời gian qua, xuất khẩu hàng hóa sáng tạo toàn cầu đã tăng trưởng đáng kể do nhiều nước trên thế giới đang triển khai các biện pháp hỗ trợ công nghiệp văn hóa và sáng tạo.

Theo giới chuyên gia, Việt Nam đã nhận thấy tiềm năng phát triển của kinh tế sáng tạo.

Cụ thể, xuất khẩu dịch vụ sáng tạo trên thế giới đã tăng từ 487 tỷ USD năm 2010 lên gần 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Còn xuất khẩu hàng hoá sáng tạo thế giới tăng từ 208 tỷ USD (2002) lên 524 tỷ USD (2020) và châu Á là khu vực xuất khẩu lớn nhất (từ năm 2007).

Trong số 10 nền kinh tế đang phát triển xuất khẩu hàng hoá sáng tạo hàng đầu (năm 2020), Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 sau Trung Quốc và Hồng Kông. Xét về giá trị hàng hoá xuất khẩu sáng tạo, Việt Nam đứng thứ 8 trên thế giới.

Theo ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban Ban Nghiên cứu tổng hợp của CIEM, Việt Nam đã nhận thấy tiềm năng phát triển của KTST. Có nhiều nhân tố hỗ trợ KTST tại Việt Nam. Đó là dân số trẻ, hiểu biết về công nghệ, chính sách tạo thuận lợi của Nhà nước, di sản văn hoá phong phú. Cùng với đó là quá trình số hoá diễn ra nhanh chóng và tăng cường hội nhập với kinh tế toàn cầu.

Thời gian qua, Việt Nam đã có những nhóm chính sách liên quan đến sự phát triển của KTST cũng như chính sác phát triển KTST ở cấp độ ngành.

Nhóm nghiên cứu của CIEM chỉ ra rằng, mặc dù có nhiều chính sách, cơ chế ưu đãi, cấp vốn cho các dự án KTST, đổi mới sáng tạo nhưng còn nhiều vướng mắc trong thực hiện.

Khảo sát tại một số địa phương như Phú Thọ, Sơn La, Phú Yên cho thấy, KTST còn là nội dung rất mới và chưa được hiểu một cách nhất quán.

Cần một cơ quan quản lý về kinh tế sáng tạo?

Từ thực trạng trên, để phát triển nền KTST, CIEM khuyến nghị, cần hoàn thiện các thể chế chính sách, pháp luật nhằm tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp cho sự phát triển nền kinh tế sáng tạo.

Cần có tư duy lồng ghép kinh tế sáng tạo trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế, chính sách xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Tạo cơ chế hỗ trợ ho phát triển KTST cũng như thúc đẩy chuyển đổi số để hỗ trợ hiệu quả hơn cho mô hình kinh tế này.

Cho rằng phát triển KTST gắn với dấu ấn của cá nhân, chuyên gia kinh tế, TS Võ Trí Thành đặt vấn đề, chính sách, pháp luật của Việt Nam sẽ làm gì để có thể "chạm" tới từng cá nhân, tạo điều kiện cao nhất cho các ý tưởng sáng tạo của từng cá nhân.

Chuyên gia này cũng nhìn nhận, KTST có sự giao thoa của nhiều lĩnh vực. Do đó, từ góc độ quản lý, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành quản lý cần được chỉ ra cụ thể.

“Việt Nam có cần đến một cơ quan quản lý Nhà nước về kinh tế sáng tạo hay không?”, TS. Thành đặt vấn đề.

Trong khi đó, PGS, TS Nguyễn Thường Lạng cho rằm, cần tầm nhìn mới, mô hình mới và chuyển đổi mạnh tư duy, dựa vào nền tảng đổi mới sáng tạo đang hình thành và đầu tư nghiên cứu phát triển đang tăng lên.

Ngoài ra, cần tăng cường vai trò của cơ quan bảo hộ sở hữu trí tuệ và mở rộng mức độ ảnh hưởng. Ở tầm quốc gia cần có chiến lược phát triển kinh tế sáng tạo giai đoạn 2025 - 2035 tầm nhìn 2050. Đây là chỗ dựa để tích hợp và khơi nguồn sáng tạo để nguồn lực sáng tạo được “kinh tế hoá”, “giá trị hoá” thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển đột phá.

Nhấn mạnh tiềm năng, vai trò của sở hữu trí tuệ, bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và hỗ trợ, Tư vấn thuộc Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ, cần phát huy tiềm năng sở hữu trí tuệ như một công cụ đắc lực cho phát triển KTST.

“Việt Nam cần chuyển từ nước sử dụng tài sản trí tuệ sang là nước tạo ra tài sản trí tuệ trong quá trình phát triển KTST. Sáng tạo là quá trình không ngừng nên có lúc cần đến sự quyết đoán bởi công nghệ khó có thể chờ pháp luật”, bà Hạnh khuyến nghị.

Nguyệt Minh
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm