An ninh mạng

Khoe “thẻ xanh COVID” lên mạng xã hội: Nguy cơ bị đánh cắp dữ liệu cá nhân

DNVN - Nhiều cư dân mạng không giấu nổi sự vui mừng vì tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVD-19 đã vội khoe "thẻ xanh" có mã QR lên Facebook, Zalo... Điều này có thể dẫn dến nguy cơ rò rỉ dữ liệu cá nhân, gây nguy hiểm cho chính người dùng.

Việt Nam tăng trưởng cao nhất về luân chuyển dữ liệu xuyên biên giới / Hà Nội khuyến cáo không chia sẻ tin giả “sống chung với COVID-19 từ 15/9"

Thời gian gần đây, cụm từ liên quan đến " thẻ xanh ", thẻ vàng" đang trở thành từ khóa hot trên Internet. Những ai đã tiêm vaccine sẽ có chứng nhận thẻ xanh (đối với 2 mũi) và thẻ vàng (đối với 1 mũi), việc này giúp mọi người thuận tiện khi di chuyển, đủ điều kiện tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh... Nhiều người "khoe" thẻ xanh, thẻ vàng trên mạng xã hội để chia sẻ niềm vui khi có thể "tái hoà nhập cộng đồng". Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng việc chia sẻ QR Code cá nhân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo.

các chuyên gia cảnh báo rằng việc chia sẻ QR Code cá nhân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo.

Các chuyên gia cảnh báo rằng việc chia sẻ QR Code cá nhân tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, bị kẻ xấu lợi dụng để lừa đảo. (Ảnh minh họa: Internet)

Mã QR (QR code) hay mã hai chiều là một mã vạch ma trận được phát triển bởi Công ty Denso Wave (Nhật Bản) từ năm 1994. Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response" (đáp ứng nhanh). Đầu tiên, người ta dùng mã QR để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi nhưng hiện nay, nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau. Khả năng lưu trữ của mã QR Code có thể nhập tối đa 7.089 chữ số hoặc 4.296 ký tự, bao gồm dấu câu và ký tự đặc biệt, từ và cụm từ, ký tự chữ Kanji và Kana. Mã QR Code rất linh hoạt, có thể lưu trữ nhiều loại dữ liệu khác nhau; được mã hóa và giải mã dễ dàng.

Bên trong mã QR chứng nhận được tiêm vaccine phòng COVID-19 (thẻ xanh), có đủ dữ liệu thông tin người được tiêm: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số CMND (hoặc CCCD), nơi làm việc, số điện thoại di động...

Nếu đối tượng xấu quét ra được (từ việc tìm kiếm từ khóa trên Facebook), có thể sẽ bán thông tin cá nhân cho bên thứ ba dùng vào việc chào mời mua bảo hiểm, ngân hàng, nhà đất, vay tín dụng... Nguy hiểm hơn, chúng có thể làm CCCD, giấy phép lái xe giả...

Ngoài ra, còn có tình trạng người chưa tiêm phòng COVID-19 có thể sử dụng thẻ xanh của người khác đăng lên mạng đánh lừa cơ quan chức năng hay các tổ chức có yêu cầu kiểm tra để "thông chốt".

 

Nhằm bảo vệ bản thân trước tội phạm công nghệ, người dùng không nên đưa mã QR, phiếu chứng nhận tiêm vaccine hay bất kỳ thông tin nào có liên quan đến đời tư lên mạng xã hội. Nếu đã đăng tải mã QR Code của mình, người dùng nên lập tức xoá đi hoặc che mờ, đính sticker lên mã QR Code.

PC-COVID đang là ứng dụng được dùng trong quản lý thông tin cá nhân về Covid-19. PC-COVID được trang bị 9 tính năng chính: Thẻ COVID-19; Khai báo y tế; Khai báo di chuyển nội địa; Thông tin tiêm vaccine, xét nghiệm; Cấp, quản lý mã QR cá nhân và địa điểm; Quét mã QR; Truy vết tiếp xúc gần, Bản đồ nguy cơ, và Phản ánh. Đây là tất cả những tính năng trên được tổng hợp từ các ứng dụng phòng chống dịch trước đó, như Bluezone, VHD, VNeID...

Thẻ COVID tương ứng 3 màu được hiển thị ngay trên điện thoại, thẻ xanh được hoạt động, thẻ vàng hạn chế và thẻ đỏ không được tham gia hoạt động.

Trí Tâm
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm